Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học như thế nào? Hệ số lương giáo viên dự bị đại học ra sao?
Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học như sau:
Chức danh nghề nghiệp | Mã số chức danh |
Giáo viên dự bị đại học hạng III | Mã số: V.07.07.19 |
Giáo viên dự bị đại học hạng II | Mã số: V.07.07.18 |
Giáo viên dự bị đại học hạng I | Mã số: V.07.07.17 |
Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học như thế nào? Hệ số lương giáo viên dự bị đại học ra sao? (Hình từ internet)
Hệ số lương giáo viên dự bị đại học là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng III (mã số v.07.07.19) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng III (mã số v.07.07.19) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
c) Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I (mã số v.07.07.17) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì giáo viên dự bị đại học có hệ số lương như sau:
- Giáo viên dự bị đại học hạng III (mã số v.07.07.19) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên dự bị đại học hạng III (mã số v.07.07.19) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên dự bị đại học hạng I (mã số v.07.07.17) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên dự bị đại học như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên dự bị đại họcnhư sau:
(1) Giáo viên dự bị đại học hạng III
- Nắm được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cơ quan có thẩm quyền về giáo dục dự bị đại học và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao;
- Có khả năng xây dựng và thực hiện được kế hoạch giáo dục; xây dựng tài liệu, học liệu triển khai chương trình giáo dục dự bị đại học; tham gia nghiên cứu khoa học;
- Áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục, hình thành năng lực tự học của học sinh; sử dụng được các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh;
- Có khả năng tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh; lồng ghép các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp vào trong hoạt động dạy học và giáo dục;
- Xây dựng được mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh;
- Xây dựng và thực hiện được kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
(2) Giáo viên dự bị đại học hạng II:
- Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cơ quan có thẩm quyền về giáo dục dự bị đại học và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao;
- Có khả năng đề xuất phương án điều chỉnh linh hoạt kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường; có khả năng thiết kế, xây dựng bài học phù hợp với các chủ đề trong chương trình giáo dục dự bị đại học;
- Chủ động cập nhật và có khả năng vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, hình thức dạy học; các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh;
- Vận dụng các biện pháp tư vấn tâm lý, hướng nghiệp phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
- Chủ động, tích cực tạo dựng mối quan hệ hợp tác lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh;
- Chủ động nghiên cứu và có khả năng cập nhật kịp thời các yêu cầu mới về chuyên môn, nghiệp vụ; có khả năng vận dụng sáng tạo, phù hợp, có hiệu quả các hình thức nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
- Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc được nhận bằng khen cấp bộ, ban, ngành trở lên do đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục dự bị đại học;
- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng II (mã số V.07.07.18) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng III (mã số V.07.07.19) hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
(3) Giáo viên dự bị đại học hạng I
- Tích cực, chủ động thực hiện và tuyên truyền vận động, hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cơ quan có thẩm quyền về giáo dục dự bị đại học vào các nhiệm vụ được giao;
- Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục dự bị đại học; vận dụng sáng tạo hoặc phổ biến, hướng dẫn đồng nghiệp sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục;
- Có khả năng hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp cập nhật và vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, hình thức dạy học; các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh;
- Vận dụng linh hoạt các kiến thức để tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh có kết quả; có khả năng hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp triển khai có hiệu quả các biện pháp tư vấn tâm lý, hướng nghiệp phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
- Có khả năng đề xuất với nhà trường các biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các tổ chức, cá nhân có liên quan để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh dự bị đại học;
- Có khả năng hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
- Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành trở lên hoặc có 02 (hai) lần trở lên được nhận bằng khen cấp bộ, ban, ngành do đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục dự bị đại học trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng II;
- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I (mã số V.07.07.17) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng II (mã số V.07.07.18) hoặc tương đương đủ từ 06 (sáu) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2024
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo viên dự bị đại học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?