Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023 được quy định như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023 được quy định như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023 bao gồm những tài liệu nào?
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong việc xây dựng công trình trong phạm vi đất dành cho đường sắt?
Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023 được quy định như thế nào?
Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023 được quy định tại Phụ lục XIII ban hành Thông tư 29/2023/TT-BGTVT như sau:
Tải mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt tại đây.
Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023 được quy định như thế nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023?
Căn cứ vào Điều 48 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023 như sau:
- Cục Đường sắt Việt Nam cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt quốc gia.
- Cơ quan theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt đô thị.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023 bao gồm những tài liệu nào?
Tại Điều 49 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư 29/2023/TT-BGTVT.
- Bản chính hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý (khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử) các tài liệu sau:
+ Quyết định phê duyệt dự án hoặc văn bản giao nhiệm vụ chủ đầu tư công trình.
+ Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; ảnh chụp hiện trạng (đối với công trình cải tạo, nâng cấp).
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt;
+ Văn bản pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định công trình không thể bố trí ngoài phạm vi đất dành cho đường sắt: Quyết định phê duyệt quy hoạch hoặc thỏa thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có liên quan đến việc xây dựng công trình trong phạm vi đất dành cho đường sắt.
+ Tiến độ tổng thể dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Phương án tổ chức thi công công trình và biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình trong quá trình thi công.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong việc xây dựng công trình trong phạm vi đất dành cho đường sắt?
Căn cứ vào Điều 57 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhân dân; tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Quản lý đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt, hành lang an toàn giao thông tại đường ngang theo quy định của pháp luật đường sắt.
3. Phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ quản lý, sử dụng đường ngang trong việc:
a) Kiểm tra đường ngang để đề xuất cơ quan có thẩm quyền thực hiện cải tạo, nâng cấp, bãi bỏ đường ngang theo quy định của Thông tư này;
b) Đề xuất hình thức tổ chức phòng vệ đường ngang công cộng phù hợp quy định tại Thông tư này.
4. Chủ trì, phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ quản lý, sử dụng đường ngang, cơ quan quản lý đường bộ địa phương trong việc thực hiện giải tỏa hành lang an toàn giao thông tại đường ngang trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, đối với việc xây dựng công trình trong phạm vi đất dành cho đường sắt thì Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm theo nội dung nêu trên.
Thông tư 29/2023/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/12/2023
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép xây dựng công trình thiết yếu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?