Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền 2024? Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận thực hiện thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền 2024?
- Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền được thực hiện theo trình tự thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền gồm những gì?
- Trình tự thu hồi GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được thực hiện thế nào?
- Hội đồng thẩm định cấp GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền gồm những ai?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền 2024?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền là mẫu số 01 Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BYT như sau:
Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền 2024
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền 2024? Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền được thực hiện theo trình tự thế nào?
Ngày 16 tháng 3 năm 2024, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 642/QĐ-BYT 2024 công bố thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Y, Dược cổ truyền được quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BYT.
Căn cứ tại Mục 5 Phần II Quyết định 642/QĐ-BYT 2024 nêu rõ trình tự thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền thuộc thẩm quyền của Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Bước 1: Cá nhân đề nghị cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền gửi 01 bộ hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền nơi đã cấp.
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BYT.
Bước 2: Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền cho đối tượng đề nghị.
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền gồm những gì?
Theo Quyết định 642/QĐ-BYT 2024 nêu rõ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền gồm có những thành phần sau:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận theo mẫu số 01 Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BYT ngày 12 tháng 3 năm 2024.
- 02 ảnh chân dung cỡ 4 x 6 cm, chụp trên nền trắng (trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ).
Trình tự thu hồi GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được thực hiện thế nào?
Theo Điều 27 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định trình tự thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền như sau:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện người đã được cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định tại Điều 26 Thông tư 02/2024/TT-BYT gửi thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có trách nhiệm xác minh hồ sơ, tài liệu và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp;
Nếu thuộc trường hợp thu hồi thì ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Hội đồng thẩm định cấp GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền gồm những ai?
Theo Điều 20, Điều 25 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định về cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền như sau:
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Trong đó, người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo của Hội Đông y cấp tỉnh hoặc Hội Châm cứu cấp tỉnh hoặc Hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y, dược cổ truyền khác.
- Các ủy viên Hội đồng thẩm định bao gồm tối thiểu 08 thành viên các đơn vị sau:
+ Đại diện phòng chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Đại diện cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe trong đó có đào tạo về y, dược cổ truyền;
+ Đại diện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Đại diện Hội nghề nghiệp lĩnh vực y, dược cổ truyền.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định việc mời thêm các chuyên gia liên quan trong lĩnh vực y, dược cổ truyền tham gia Hội đồng
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuốc gia truyền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?
- Chi cục thuế Hà Nội ở đâu? Tổng hợp danh sách số điện thoại, các phòng và các chi cục thuế trên địa bàn Hà Nội chuẩn, chính xác?
- Hạn chót nộp bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2A, 2B là khi nào? Nội dung cần làm rõ trong bản kiểm điểm?
- Đảng viên nào được miễn kiểm điểm cuối năm nay? Trách nhiệm, quyền hạn của Đảng viên được miễn kiểm điểm cuối năm nay?