Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại cây trồng do bão số 3 ra sao?
Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại cây trồng do bão số 3 ra sao?
Căn cứ tại Phụ lục I kèm theo Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP quy định về mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do bão như sau:
Theo đó, mẫu số 01 Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do thiên tai như sau:
>> Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do thiên tai (Mẫu số 01): Tải về
Mức hỗ trợ cây trồng thiệt hại do bão số 3 gây ra được quy định tại Điều 5 Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp do thiên tai gây ra như sau:
- Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
- Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
- Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
- Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
- Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
- Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại cây trồng do bão số 3 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Cơ quan nào quyết định mức hỗ trợ thiệt hại về cây trồng do bão gây ra?
Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
...
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Tổ chức thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra, chủ động thực hiện công tác hỗ trợ từ nguồn ngân sách của địa phương, quỹ phòng, chống thiên tai, các nguồn lực hợp pháp khác để kịp thời khôi phục sản xuất; đề xuất nhu cầu hỗ trợ từ trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai (đối với thiệt hại do thiên tai) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp đến các hộ sản xuất bị thiệt hại đảm bảo công khai, minh bạch, đúng chính sách và mức quy định. Sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả, ban hành các quy định, chế tài cụ thể đảm bảo không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực;
c) Quyết định mức hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định tại khoản 6 Điều 5 và quy định mức hỗ trợ cụ thể cho từng loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản nhưng không vượt quá mức quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5 Nghị định này;
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm quyết định mức hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP và quy định mức hỗ trợ cụ thể cho từng loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản nhưng không vượt quá mức quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP.
Nguồn lực và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương hỗ trợ thiên tai do bão được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP quy định về nguồn lực và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương hỗ trợ thiên tai do bão số 3 gây ra như sau:
- Nguồn lực:
+ Dự phòng ngân sách trung ương;
+ Dự phòng ngân sách địa phương;
+ Quỹ phòng, chống thiên tai;
+ Nguồn dự trữ quốc gia;
+ Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương:
+ Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: Ngân sách trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ thiệt hại;
+ Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại:
++ Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện;
++ Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
++ Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: Ngân sách trung ương hỗ trợ 70% phân hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
+ Các quy định khác:
++ Trường hợp kinh phí hỗ trợ thiệt hại trong năm dưới 01 tỷ đồng/năm: Các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện;
++ Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Rủi ro thiên tai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?