Mẫu lời nhận xét môn mĩ thuật theo Thông tư 27 thế nào? Cách ghi lời nhận xét môn mĩ thuật lớp 1 theo Thông tư 27 năm 2024 ra sao?
Mẫu lời nhận xét môn mĩ thuật theo Thông tư 27 thế nào? Cách ghi lời nhận xét môn mĩ thuật lớp 1 theo Thông tư 27 năm 2024 ra sao?
Xem thêm: Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Thông tư 20
Dưới đây là mẫu lời nhận xét môn mĩ thuật theo Thông tư 27 cho quý thầy/cô tham khảo:
1. Phẩm chất đạo đức: - Tham gia tích cực các hoạt động văn nghệ của trường, địa phương. - Luôn trung thực trong học tập và thi cử. - Tham gia các hoạt động tập thể với tinh thần hăng hái, nhiệt tình. - Có ý thức học tập, lao động, hay tìm tòi ý tưởng mới trong các bài tập vẽ. - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, ý thức bảo vệ môi trường. - Biết ơn thầy cô giáo, cha mẹ, gia đình, những người có công với bản thân và xã hội. - Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập. 2. Năng lực: - Có khả năng tiếp thu kiến thức nhanh chóng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn tốt. - Có khả năng phân tích tình huống, xác định vấn đề, đưa ra giải pháp và thực hiện giải pháp. - Biết cách diễn đạt suy nghĩ, trình bày ý kiến rõ ràng, dễ hiểu. - Có ý thức tự giác học tập, tự nghiên cứu, tự đánh giá kết quả học tập. - Có tư duy sáng tạo, thường xuyên tìm ra ý tưởng mới trong các bài tập vẽ. 3. Kiến thức và kỹ năng: Kiến thức: Nắm vững kiến thức về các chủ đề, nội dung học tập theo chương trình. Kỹ năng: Có khả năng thực hiện tốt các kỹ năng cơ bản và kỹ năng chuyên môn về Mĩ thuật. 4. Mẫu lời nhận xét chung môn mĩ thuật theo thông tư 27 - Em có khả năng quan sát và tái hiện hình ảnh một cách sáng tạo, biết phối hợp màu sắc hài hòa và có ý thức giữ gìn sản phẩm nghệ thuật. - Em thể hiện sự tự tin và khéo léo khi thực hành vẽ, nặn, và trang trí, biết sử dụng các nguyên liệu và công cụ một cách an toàn và hiệu quả. - Em có tiến bộ rõ rệt trong việc vẽ và tô màu, biết tự đánh giá và cải thiện kỹ năng của mình qua từng bài học. - Em có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm, biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến với bạn bè, giúp đỡ bạn trong quá trình học tập. - Em luôn chuẩn bị bài đầy đủ và có thái độ tích cực trong môn học, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh lớp học. |
Trên đây là các mẫu lời nhận xét môn mĩ thuật theo Thông tư 27.
Mẫu lời nhận xét môn mĩ thuật theo Thông tư 27 thế nào? Cách ghi lời nhận xét môn mĩ thuật lớp 1 theo Thông tư 27 năm 2024 ra sao?
Năm học 2023-2024 thì học sinh lớp 1 được đánh giá xếp loại như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định việc đánh giá xếp loại học sinh lớp 1 như sau:
Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục
1. Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học:
a) Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của từng học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
b) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
2. Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện:
a) Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:
- Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;
- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;
- Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;
- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.
b) Ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá giáo dục và các thành tích của học sinh được khen thưởng trong năm học vào Học bạ.
Theo đó, hiện nay học sinh lớp 1 được đánh giá theo các 4 mức: Hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành. Cụ thể:
Kết quả học tập | Điều kiện |
Hoàn thành xuất sắc | - Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; - Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; - Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên; |
Hoàn thành tốt | - Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; - Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; - Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên; |
Hoàn thành | - Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; - Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; - Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên; |
Chưa hoàn thành | Những học sinh không thuộc các đối tượng trên. |
Đánh giá học sinh lớp 1 phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhận xét môn học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ có xâm lấn cơ thể cần tổ chức theo hình thức nào? Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ bị thu hồi giấy phép hoạt động trong trường hợp nào?
- Người muốn gửi tiền vào sổ tiết kiệm phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng đúng không?
- Người được bố trí tái định cư được ghi nợ tiền sử dụng đất khi nào? Phải nộp đủ tiền còn nợ trước khi chuyển nhượng đất đúng không?
- Có thể xây dựng bệnh viện tư nhân trên đất thương mại dịch vụ không? Thời hạn sử dụng đất là bao lâu?
- Công dân có bằng đại học có được tham gia nghĩa vụ Công an không? Khi tham gia dự tuyển cần chuẩn bị giấy tờ gì?