Mẫu Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào? Quy trình đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ra sao?
Quy trình đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ra sao?
Căn cứ Điều 10 Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về quy trình đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Quy trình đánh giá
a) Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
b) Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
c) Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
2. Xếp loại kết quả đánh giá
a) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;
b) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;
c) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
d) Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Theo đó, quy trình đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
Bước 2: Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
Bước 3: Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.
Mẫu Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào?
Căn cứ Biểu mẫu 1 Phụ lục II Gợi ý biểu mẫu đánh giá sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 quy định mẫu Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
Tải mẫu Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông:
Lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo quy trình nào?
Tại khoản 2 Điều 12 Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về quy trình lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán như sau:
Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán
1. Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán
a) Là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cùng cấp học cho tới thời điểm xét chọn;
b) Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này phải đạt mức tốt;
c) Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;
d) Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên;
e) Có nguyện vọng trở thành giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Trong trường hợp cơ sở giáo dục phổ thông có số lượng giáo viên đáp ứng các điều kiện được quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều này nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên thì ưu tiên lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán dựa trên các tiêu chuẩn sau: có trình độ trên chuẩn trình độ đào tạo; được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy học, giáo dục; có sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới trong dạy học và giáo dục được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nhà trường, tại địa phương.
2. Quy trình lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán
a) Cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn và đề xuất giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên;
b) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo thẩm quyền; báo cáo sở giáo dục và đào tạo;
c) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo thẩm quyền; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo yêu cầu.
Như vậy, quy trình lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán như sau:
Bước 1: Cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn và đề xuất giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên;
Bước 2: Trưởng phòng giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt và báo cáo Sở giáo dục và đào tạo;
Bước 3: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo yêu cầu.
Tạ Thị Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở giáo dục phổ thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?