Mẫu tờ khai mới nhất về cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp hiện nay?
Trường hợp nào thì được cấp lại văn bằng bảo hộ nhãn hiệu?
Theo điểm 18.3 tiểu mục 18 Chương I Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi điểm b khoản 17 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định về trường hợp cấp lại văn bằng bảo hộ như sau:
“18. Từ chối cấp, cấp, cấp phó bản văn bằng bảo hộ và cấp lại văn bằng bảo hộ
…
18.3 Cấp phó bản văn bằng bảo hộ và cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ
…
Trường hợp văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ bị mất hoặc bị hỏng, rách, bẩn, phai mờ đến mức không sử dụng được, bị tháo rời không giữ được dấu niêm phong, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ, với điều kiện phải nộp phí dịch vụ tương ứng.”
Theo đó, khi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị mấy hoặc hỏng, rách, bẩn, phai mờ đến mức không dùng được, bik tháo rời không giữ được dữ niêm phong thì chủ sở hữu văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cấp lại văn bằng bảo hộ và phải nộp phí dịch vụ.
Thời gian cấp lại văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu?
Theo điểm 18.3 tiểu mục 18 Chương I Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi điểm b khoản 17 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định như sau:
“18. Từ chối cấp, cấp, cấp phó bản văn bằng bảo hộ và cấp lại văn bằng bảo hộ
…
18.3 Cấp phó bản văn bằng bảo hộ và cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ
…
d) Xử lý yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ
(i) Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ phải xem xét yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ. Trường hợp yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ đáp ứng các quy định trên đây, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp phó bản văn bằng bảo hộ, quyết định cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào mục đăng bạ của văn bằng bảo hộ tương ứng trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp;
(ii) Nội dung phó bản văn bằng bảo hộ thể hiện đầy đủ các thông tin của văn bằng bảo hộ tương ứng và phải kèm theo chỉ dẫn “Phó bản”. Nội dung bản cấp lại của văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ thể hiện đầy đủ các thông tin của văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ cấp lần đầu và phải kèm theo chỉ dẫn “Bản cấp lại”;
(iii) Trường hợp yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ không đáp ứng quy định tại điểm 18.3.c trên đây, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu kết thúc thời hạn nêu trên, người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp phó bản văn bằng bảo hộ, quyết định từ chối cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ, có nêu rõ lý do.”.
Theo đó, thời hạn trong vòng 01 tháng kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu cấp lại văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì Cục Sở hữu trí tuệ phải xem xét cấp lại văn bằng bảo hộ.
Mẫu tờ khai mới nhất về cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp hiện nay?
Hồ sơ yêu cầu cấp lại văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được quy định như thế nào?
Theo điểm 18.3 tiểu mục 18 Chương I Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi điểm b khoản 17 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định về hồ sơ cấp lại văn bằng bảo hộ như sau:
“18. Từ chối cấp, cấp, cấp phó bản văn bằng bảo hộ và cấp lại văn bằng bảo hộ
…
18.3 Cấp phó bản văn bằng bảo hộ và cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ
…
c) Yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ
Yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ phải được lập thành văn bản trừ trường hợp đã được thể hiện trong tờ khai đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp. Hồ sơ yêu cầu bao gồm 01 bộ tài liệu sau đây:
(i) Tờ khai yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ được làm theo Mẫu 03-PBVB/GCN quy định tại Phụ lục C của Thông tư này;
(ii) 02 mẫu nhãn hiệu, 02 bộ ảnh chụp hoặc 02 bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp trùng với mẫu nhãn hiệu, bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp trong văn bằng bảo hộ gốc;
(iii) Giấy ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
(iv) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).”
Theo đó, khi có yêu cầu cấp lại văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì chủ sở hữu văn bằng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những thành phần như trên.
Mẫu đơn đề nghị cấp lại văn bằng bảo hộ như thế nào?
Mẫu Tờ khai cấp lại văn bằng bảo hộ được thực hiện theo Mẫu số 03-PBCB/GCN Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN như sau:
Tải mẫu Tờ khai cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: Tại đây.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bằng bảo hộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?