Mẹ của quân nhân tại ngũ đi tù thì quân nhân tại ngũ có được xuất ngũ trước thời hạn hay không?
Xuất ngũ được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, xuất ngũ là việc hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân.
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
4. Xuất ngũ là việc hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển."
Mẹ quân nhân tại ngũ đi tù thì quân nhân tại ngũ có được xuất ngũ trước thời hạn hay không theo quy định của pháp luật?
Điều kiện xuất ngũ của quân nhân được quy định như thế nào?
Về điều kiện xuất ngũ, Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định như sau:
"Điều 43. Điều kiện xuất ngũ
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này."
Hướng dẫn bổ sung cho quy định trên tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 279/2017/TT-BQP như sau:
"3. Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn khi có một trong các điều kiện sau:
a) Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể như sau:
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện miễn gọi nhập ngũ quy định tại Điểm a, b, c Khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể như sau:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Một anh hoặc một em của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
d) Cơ quan Bảo vệ An ninh Quân đội báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định không đủ tiêu chuẩn chính trị theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam."
Theo đó, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn nếu không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ phục vụ tại ngũ hoặc thuộc một trong các trường hợp đặc biệt được miễn hoặc tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Thông tư 279/2017/TT-BQP.
Do vậy, trường hợp một người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự mà cha mất, mẹ bị đi tù, đồng thời trong gia đình còn người không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động thì cần có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã và Ban chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người đó có thể xuất ngũ trước thời hạn.
Nếu trong gia đình không còn người thân nào khác hoặc còn người thân mà có khả năng lao động thì người đó không thuộc diện được xuất ngũ trước thời hạn.
Hồ sơ xuất ngũ của quân nhân bao gồm những giấy tờ gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 279/2017/TT-BQP thì hồ sơ xuất ngũ bao gồm các loại giấy tờ sau:
"Điều 5. Hồ sơ xuất ngũ
1. Trường hợp xuất ngũ đúng thời hạn và xuất ngũ sau thời hạn, hồ sơ gồm:
a) Lý lịch nghĩa vụ quân sự.
b) Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
c) Phiếu quân nhân.
d) Nhận xét quá trình công tác.
đ) Quyết định xuất ngũ: 05 bản (đơn vị giải quyết xuất ngũ 01 bản; cơ quan tài chính đơn vị giải quyết xuất ngũ 01 bản; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về 01 bản; hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ 02 bản, trong đó 01 bản dùng để nộp cho cơ sở dạy nghề nơi hạ sĩ quan, binh sĩ đến học nghề).
e) Giấy tờ khác liên quan (nếu có)."
Đặng Tấn Lộc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quân nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?