Mức phạt tiền khi khảo nghiệm giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhưng không có Quyết định công nhận ra sao?

Cho tôi hỏi: Mức phạt khi khảo nghiệm giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhưng không có Quyết định công nhận ra sao? - Câu hỏi của anh Phương (Hải Phòng)

Mức phạt khi khảo nghiệm giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhưng không có Quyết định công nhận ra sao?

Căn cứ Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt. Tại Điều 8 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định về xử lý vi phạm quy định về khảo nghiệm giống cây trồng như sau:

Vi phạm quy định về khảo nghiệm giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm giống cây trồng đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì đầy đủ điều kiện của tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng như tại thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng;
b) Không thực hiện đúng tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với loài cây trồng khảo nghiệm;
c) Thực hiện dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng không đúng nội dung ghi trong Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp kết quả sai so với kết quả khảo nghiệm giống cây trồng.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng hoặc đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học và giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
6. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng hoặc thực hiện khảo nghiệm không đúng quy định nhưng vẫn cấp kết quả khảo nghiệm.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa tài liệu khảo nghiệm giống cây trồng;
...

Như vậy, kết hợp với Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP, hành vi khảo nghiệm giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhưng không có Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng (chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại hoặc đã bị hủy bỏ Quyết định) sẽ bị phạt như sau:

- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân;

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Đồng thời, căn cứ quy định về các biện pháp khắc phục vi phạm quy định về khảo nghiệm giống cây trồng tại khoản 9 Điều 8 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về khảo nghiệm giống cây trồng
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm giống cây trồng đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
c) Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại hồ sơ, tài liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.

Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi khảo nghiệm giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhưng không có Quyết định công nhận thì sẽ bị buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm.

Mức phạt tiền khi khảo nghiệm giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhưng không có Quyết định công nhận ra sao?

Mức phạt tiền khi khảo nghiệm giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhưng không có Quyết định công nhận ra sao? (Hình từ Internet)

Có mấy hình thức xử phạt chính đối với vi phạm hành chính về trồng trọt?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.

Như vậy, theo quy định, xử phạt chính đối với vi phạm hành chính về Trồng trọt bao gồm 02 hình thức: Cảnh cáo, phạt tiền.

Ngoài ra, còn có các hình thức xử phạt bổ sung khác.

Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày nào?

Căn cứ quy định tại Điều 39 Nghị định 31/2023/NĐ-CP về hiệu lực thi hành như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2023.
2. Nghị định này thay thế các quy định tại các văn bản sau đây:
a) Các nội dung quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, thời hiệu xử phạt, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giống cây trồng quy định từ Điều 1 đến Điều 18 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
b) Các nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng tại các Điều 32, 39 và 40 của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Nghị định số 55/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón;
d) Các nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Như vậy, theo nội dung quy định nêu trên thì Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/7/2023.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khảo nghiệm giống cây trồng

Đặng Phan Thị Hương Trà

Khảo nghiệm giống cây trồng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khảo nghiệm giống cây trồng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khảo nghiệm giống cây trồng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có thể mở trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng khi trước đây học chuyên ngành bảo vệ thực vật hay không?
Pháp luật
Tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng khi tiến hành khảo nghiệm phải đảm bảo những yêu cầu chung nào?
Pháp luật
Thời gian Cục Trồng trọt cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng diễn ra trong bao lâu?
Pháp luật
Cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng khi bổ sung thông tin liên quan đến tổ chức khảo nghiệm được không?
Pháp luật
Doanh nghiệp thực hiện khảo nghiệm không đúng quy định nhưng vẫn cấp kết quả khảo nghiệm sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Giống cây trồng khảo nghiệm ở vùng này thì có được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng ở vùng khác hay không?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-90:2012/BNNPTNT yêu cầu về các phương pháp khảo nghiệm đối với của các giống hoa đồng tiền?
Pháp luật
Giống khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Trong lĩnh vực trồng trọt thì khảo nghiệm diện hẹp là gì? Khảo nghiệm diện hẹp trên đồng ruộng được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khảo nghiệm có kiểm soát là gì? Khảo nghiệm có kiểm soát giống cây trồng được tiến hành tại bao nhiêu điểm cố định?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào