Mục tiêu chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
- Mục tiêu chung đối với chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
- Các mục tiêu cụ thể trong chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn đến năm 2025?
- Nguyên tắc phân bổ vốn trong chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Mục tiêu chung đối với chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ Mục 1 Phần II Quyết định 925/QĐ-TTg năm 2022 về mục tiêu chung như sau:
"II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Thực hiện hiệu quả nội dung vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo ra môi trường sống ở nông thôn an toàn và bền vững; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống; góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống."
Như vậy, mục tiêu chung đối với chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được quy định như trên.
Mục tiêu chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025? (Hình từ internet)
Các mục tiêu cụ thể trong chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn đến năm 2025?
Căn cứ Mục 2 Phần II Quyết định 925/QĐ-TTg năm 2022 về các mục tiêu trong chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau:
"II. Mục tiêu
...
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Tối thiểu 55% dân số nông thôn được tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; 40% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung; đảm bảo cấp nước sạch sinh hoạt quy mô hộ gia đình cho các hộ dân tại những khu vực chưa có khả năng tiếp cận với nước cấp tập trung, vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn.
- Ít nhất 50% số hộ nông thôn triển khai các giải pháp phân loại chất thải tại nguồn; 80% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai 1 - 2 mô hình xử lý chất thải sinh hoạt quy mô cấp huyện trở lên với công nghệ phù hợp.
- Ít nhất 15% số hộ nông thôn có nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng các biện pháp phù hợp, hiệu quả; 50% số đơn vị cấp huyện có triển khai mô hình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt phi tập trung theo cụm hoặc theo khu vực phù hợp, hiệu quả.
- Ít nhất 80% chất thải chăn nuôi và 60% phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Có 95% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng được thu gom và xử lý theo đúng quy định.
- Có 100% chất thải rắn và 50% nước thải sản xuất của các làng nghề truyền thống được thu gom và xử lý theo quy định.
- Ít nhất 35% số huyện có đề án cải tạo chất lượng môi trường nước mặt khu vực công cộng và có mô hình xây dựng hoặc cải tạo cảnh quan ao hồ.
- Có 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; 80% số xã có tổ cộng đồng tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ít nhất 85% hộ gia đình nông thôn và 95% trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh được xây dựng và quản lý sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn."
Như vậy, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 gồm những mục tiêu được quy định cụ thể như trên.
Nguyên tắc phân bổ vốn trong chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Quyết định 07/2022/QĐ-TTg về nguyên tắc thực hiện phẩn bổ vốn ngân sách trung ương trong chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương
...
7. Cơ chế hỗ trợ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện Chương trình theo nguyên tắc:
a) Nguồn vốn ngân sách trung ương năm 2021 (chuyển sang thực hiện năm 2022) được tiếp tục thực hiện theo cơ chế hỗ trợ như giai đoạn 2016 - 2020 và căn cứ theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, theo nguyên tắc:
Đối với các tỉnh có điều tiết về ngân sách trung ương: Không hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương (trừ tỉnh Quảng Ngãi).
Đối với các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức từ 50% trở lên: Ưu tiên bố trí ở mức độ cao phù hợp với tổng số xã; xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ (trừ các phường, thị trấn, xã đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới), các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đã được phê duyệt tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là xã đặc biệt khó khăn).
Đối với tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức dưới 50%: Bố trí vốn ở mức thấp hơn so với nhóm nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức từ 50% trở lên.
b) Nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2022 - 2025, căn cứ dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, thực hiện cơ chế hỗ trợ theo nguyên tắc:
Ngân sách trung ương không hỗ trợ các tỉnh có điều tiết về ngân sách trung ương (trừ tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi).
Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ các tỉnh nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, trong đó: Ưu tiên hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, các tỉnh còn lại nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương từ 60% trở lên."
Như vậy, nguyên tắc phân bổ vốn trong chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được quy định như trên.
Lê Mạnh Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nông thôn mới có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?