Năm 2024, tổ chức đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng còn được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển không?

Năm 2024, tổ chức đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng còn được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển không? Câu hỏi từ anh T.L - TPHCM.

Năm 2024, tổ chức đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng còn được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển không?

Căn cứ điều 41 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 quy định như sau:

Điều 41. Ưu đãi đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Dự án thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xem xét, hỗ trợ kinh phí từ chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; đầu tư dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất bằng công nghệ tiết kiệm năng lượng được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Các ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Các ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ bảo vệ môi trường và được hỗ trợ từ Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
d) Các ưu đãi khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
3. Phương tiện, thiết bị, phụ tùng, vật tư phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng; sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các loại phương tiện giao thông tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng khí hoá lỏng, khí thiên nhiên, điện, nhiên liệu hỗn hợp, sinh học mà trong nước chưa sản xuất được và thuộc danh mục do Chính phủ quy định được miễn, giảm thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.

Theo đó, năm 2024, vào thời điểm hiện nay các tổ chức đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng vẫn sẽ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển.

Ngoài ra, các tổ chức này còn được vay vốn ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ bảo vệ môi trường và được hỗ trợ từ Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Năm 2024, tổ chức đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng còn được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển không?

Năm 2024, tổ chức đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng còn được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển không? (Hình từ Internet)

Các chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là gì?

Căn cứ Điều 5 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 quy định tổng hợp các chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm:

- Áp dụng thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu.

- Hỗ trợ tài chính, giá năng lượng và các chính sách ưu đãi cần thiết khác để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp.

- Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn; đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Đồng thời tại Điều 4 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 có đưa ra nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như sau:

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

- Được thực hiện thường xuyên, thống nhất từ quản lý, khai thác tài nguyên năng lượng đến khâu sử dụng cuối cùng.

- Là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và toàn xã hội.

Các hành vi bị cấm trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như thế nào?

Theo Điều 8 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 có quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như sau:

- Hủy hoại nguồn tài nguyên năng lượng quốc gia.

- Giả mạo, gian dối để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vì mục đích vụ lợi.

- Cố ý cung cấp thông tin không trung thực về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị trong hoạt động dán nhãn năng lượng, kiểm định, quảng cáo và các hoạt động khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Phan Thị Phương Hồng

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có cần dựa trên nguyên tắc phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng không?
Pháp luật
Năm 2024, tổ chức đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng còn được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển không?
Pháp luật
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình đốt nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp phải đáp ứng yêu cầu chung nào?
Pháp luật
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hệ thống cấp nhiệt trong sản xuất công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Pháp luật
Xây dựng kế hoạch năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là trách nhiệm của ai? Kế hoạch năm gồm những phần chính nào?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm xây dựng kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả? Kế hoạch 5 năm có mấy phần chính?
Pháp luật
Chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm các chỉ tiêu chính nào?
Pháp luật
Sản phẩm tiết kiệm năng lượng là gì? Cá nhân đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng được ưu đãi, hỗ trợ như thế nào?
Pháp luật
Trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm có những ưu đãi nào? Pháp luật quy định phát triển khoa học công nghệ để sử dụng năng lượng tiết kiệm bao gồm nội dung gì?
Pháp luật
Trong hoạt động xây dựng được quy định biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào