Ngày 23 tháng 8 Rạp chiếu phim Cinestar sẽ chiếu phim hoạt hình Nhật Bản theo Quyết định 2389 đúng không?
Ngày 23 tháng 8 Rạp chiếu phim Cinestar sẽ chiếu phim hoạt hình Nhật Bản theo Quyết định 2389 đúng không?
Ngày 16 tháng 8 năm 2024 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 2389/QÐ-BVHTTDL năm 2024 về việc tổ chức Chương trình “Buổi chiếu phim hoạt hình Nhật Bản”.
Cụ thể, Quyết định 2389/QÐ-BVHTTDL năm 2024 quy định:
Cho phép Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Buổi chiếu phim hoạt hình Nhật Bản”.
Thời gian: Ngày 23 tháng 8 năm 2024.
Hình thức tổ chức: Trực tiếp.
Phạm vi tổ chức: Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa điểm: Rạp chiếu phim Cinestar (135 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Các bộ phim được phép chiếu trong khuôn khổ chương trình khi có Giấy phép Phân loại phim.
Về kinh phí: Mọi chi phí tổ chức sự kiện do Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh đảm nhiệm.
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Điện ảnh, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức, cá nhân c liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định 2389/QÐ-BVHTTDL năm 2024.
TẢI VỀ: Quyết định 2389/QÐ-BVHTTDL năm 2024
Ngày 23 tháng 8 Rạp chiếu phim Cinestar sẽ chiếu phim hoạt hình Nhật Bản theo Quyết định 2389 đúng không? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim là gì?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Điện ảnh 2022 quy định quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim như sau:
(1) Quyền của cơ sở điện ảnh sản xuất phim bao gồm:
+ Sản xuất, hợp tác sản xuất phim; cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
+ Tham gia sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước;
+ Tham gia liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim, tuần phim.
(2) Nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim bao gồm:
+ Bảo đảm sản xuất phim theo nội dung đã đăng ký kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được phê duyệt;
+ Thực hiện nội dung văn bản thẩm định kịch bản đối với phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước;
+ Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, y tế, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa và các vấn đề khác có liên quan theo quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất phim;
+ Gửi văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật này tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong trường hợp hợp tác sản xuất phim với tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhận tài trợ từ tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất phim;
+ Tuân thủ quy định của Luật Điện ảnh 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh phát hành phim như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Điện ảnh 2022 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh phát hành phim như sau:
(1) Quyền của cơ sở điện ảnh phát hành phim bao gồm:
+ Phát hành phim tại Việt Nam và nước ngoài;
+ Trao đổi, mua, bán, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu phim theo quy định của pháp luật.
(2) Nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh phát hành phim bao gồm:
+ Bảo đảm phát hành phim theo nội dung đã đăng ký kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được phê duyệt;
+ Bảo đảm phim phát hành tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phim phát hành.
Hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điện ảnh như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:
Hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điện ảnh
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác đầu tư với cơ sở điện ảnh Việt Nam để sản xuất, phát hành, phổ biến phim theo quy định của pháp luật về đầu tư dưới hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, trong đó, phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51 % vốn điều lệ;
b) Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
2. Nhà văn hóa, đơn vị chiếu phim, câu lạc bộ và hiệp hội chiếu phim công cộng, đội chiếu phim lưu động của Việt Nam không được phép tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Như vậy, việc hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điện ảnh như sau:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác đầu tư với cơ sở điện ảnh Việt Nam để sản xuất, phát hành, phổ biến phim theo quy định của pháp luật về đầu tư dưới hình thức sau đây:
+ Thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, trong đó, phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51 % vốn điều lệ;
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Nhà văn hóa, đơn vị chiếu phim, câu lạc bộ và hiệp hội chiếu phim công cộng, đội chiếu phim lưu động của Việt Nam không được phép tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Rạp chiếu phim có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?