Người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ thì xử lý như thế nào?
- Người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ thì xử lý như thế nào?
- Chế độ ăn uống của người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như thế nào?
- Quyền lựa chọn chỗ ở trong thời gian cấm tiếp xúc của người bị bạo lực gia đình như thế nào?
Người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 76/2023/NĐ-CP và Điều 16 Nghị định 142/2021/NĐ-CP người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, tại Điều 29 Nghị định 142/2021/NĐ-CP thì người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ thì xử lý như sau:
(*) Xử lý đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh:
- Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị bệnh trong thời gian tạm giữ thì được điều trị tại chỗ;
- Trường hợp tình trạng bệnh cần cấp cứu thì cơ quan, đơn vị và người quản lý trực tiếp người bị tạm giữ có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị, đồng thời thông báo ngay cho gia đình, thân nhân của họ biết để chăm sóc;
- Trường hợp gia đình, thân nhân, gia đình của người bị tạm giữ có đơn đề nghị đưa về nhà để chăm sóc và xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giữ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11, điểm a, b và điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định 142/2021/NĐ-CP thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể quyết định hủy bỏ việc tạm giữ và cho họ về gia đình để chữa bệnh. Việc hủy bỏ biện pháp tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 21 Nghị định 142/2021/NĐ-CP;
- Trường hợp người bị tạm giữ không có nơi cư trú nhất định hoặc gia đình, thân nhân của họ ở xa, không kịp thời đến để chăm sóc thì cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính trực tiếp chịu trách nhiệm chăm sóc người bị tạm giữ.
(*) Xử lý đối với trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ:
- Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị chết trong thời gian bị tạm giữ thì người ra quyết định tạm giữ phải báo ngay cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời, lập biên bản về việc người tạm giữ bị chết và thông báo ngay cho gia đình, thân nhân của người chết biết; gia đình người chết có trách nhiệm mai táng người chết;
- Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết mà không có gia đình, thân nhân thì việc mai táng do cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ phối hợp với chính quyền địa phương nơi tạm giữ giải quyết việc mai táng; kinh phí mai táng trong trường hợp này do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết là người nước ngoài thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người chết có quốc tịch để phối hợp giải quyết.
Ngoài ra, biên bản về việc người tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ phải ghi rõ các nội dung:
- Họ tên người bị tạm giữ; ngày, tháng, năm sinh của người bị tạm giữ;
- Số định danh cá nhân, số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/các giấy tờ cá nhân có liên quan; địa điểm tạm giữ;
- Tình trạng sức khỏe của người tạm giữ khi tiếp nhận;
- Quá trình xử lý người tạm giữ từ khi tiếp nhận tới khi người bị tạm giữ chết;
- Lý do người tạm giữ bị chết.
Người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ thì xử lý như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Chế độ ăn uống của người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như thế nào?
Căn cứ the quy định tại Điều 28 Nghị định 142/2021/NĐ-CP chế độ ăn uống thực hiện như sau:
- Trường hợp người bị tạm giữ hoặc gia đình họ không thể tự đảm bảo được thì cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính có trách nhiệm bảo đảm chế độ ăn uống cho người bị tạm giữ theo tiêu chuẩn định lượng mỗi người một ngày là 0,6 kg gạo tẻ thường; 0,1 kg thịt lợn; 0,5 kg rau; 01 lít nước uống được đun sôi để nguội; nước mắm, muối, chất đốt phù hợp. Chế độ này do ngân sách nhà nước cấp và được quy ra tiền theo thời giá thị trường ở từng địa phương trong từng thời điểm.
- Chế độ đối với người bị tạm giữ trong các ngày lễ, Tết được thực hiện như sau:
+ Tết nguyên đán thì người bị tạm giữ được ăn thêm nhưng mức ăn (bao gồm cả ăn thêm) không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường;
+ Ngày lễ hoặc Tết dương lịch thì người bị tạm giữ được ăn thêm, nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày ăn ngày thường;
+ Cơ quan nơi tạm giữ có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế và khẩu vị của người bị tạm giữ để bảo đảm họ được ăn hết tiêu chuẩn.
- Cơ quan, đơn vị có chức năng tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải mở sổ sách để theo dõi, thanh quyết toán chế độ ăn uống của người bị tạm giữ theo quy định của pháp luật.
Quyền lựa chọn chỗ ở trong thời gian cấm tiếp xúc của người bị bạo lực gia đình như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì quyền trên thực hiện như sau:
- Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình được quyền lựa chọn chỗ ở cho người bị bạo lực gia đình trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Trường hợp người bị bạo lực gia đình không lựa chọn được chỗ ở hoặc chỗ ở không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tạm giữ người theo thủ tục hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?