Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập được xác định thế nào?
- Hướng dẫn về nguồn kinh phí, chấp hành kinh phí và quyết toán khi thực hiện tinh giản biên chế?
- Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã được thực hiện thế nào?
- Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như thế nào?
Hướng dẫn về nguồn kinh phí, chấp hành kinh phí và quyết toán khi thực hiện tinh giản biên chế?
Căn cứ vào Mục 10 Công văn 3538/BNV-TCBC năm 2022 hướng dẫn như sau:
“10. Về nguồn kinh phí, chấp hành kinh phí và quyết toán: Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2019/TT-BTC ngày 05/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 117/2021/TT-BTC ngày 21/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).”
Hướng dẫn về nguồn kinh phí, chấp hành kinh phí và quyết toán khi thực hiện tinh giản biên chế?
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã được thực hiện thế nào?
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 31/2019/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 117/2021/TT-BTC) quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 31/2019/TT-BTC).
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 31/2019/TT-BTC như sau:
“Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã
Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP) trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã, được thực hiện như sau:
1. Đối với các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan khác đang được áp dụng cơ chế đặc thù (trong trường hợp quy định về cơ chế đặc thù đã bao gồm kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế: cơ quan Thuế, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội): Sử dụng từ nguồn kinh phí của đơn vị để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 108/2014/NĐ-CP), Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 113/2018/NĐ-CP) và Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 143/2020/NĐ-CP).
…
b) Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện các chế độ còn lại theo nguyên tắc:
- Đối với đối tượng cán bộ, công chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP do trung ương quản lý thì ngân sách trung ương đảm bảo bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là các Bộ, cơ quan trung ương).
- Đối với các đối tượng cán bộ, công chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP do địa phương quản lý thì ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và được bố trí từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương đã bố trí trong dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị. Các địa phương tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế vào nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương hàng năm.”
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 117/2021/TT-BTC) quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 31/2019/TT-BTC).
...
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số 31/2019/TT-BTC như sau:
“Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Sử dụng từ nguồn tài chính hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP và Nghị định số 143/2020/NĐ-CP.
2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:
…
a) Đối với lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/201/NĐ-CP: Đơn vị sử dụng từ nguồn tài chính hợp pháp theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP và Nghị định số 143/2020/NĐ-CP Ngân sách nhà nước không hỗ trợ riêng cho nhiệm vụ này.
b) Đối với các đối tượng còn lại:
…
- Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện các chế độ còn lại theo nguyên tắc:
+ Đối với đối tượng người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý do ngân sách trung ương đảm bảo, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị sự nghiệp.
+ Đối với các đối tượng người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý do ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và được bố trí từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương đã bố trí trong dự toán ngân sách của đơn vị.”
Như vậy kinh phí, chấp hành kinh phí và quyết toán khi thực hiện tinh giản biên chế được thực hiện theo các quy định nêu trên.
Lê Nhựt Hào
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tinh giản biên chế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?