Nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng từ ngày 09/9/2024 theo Thông tư 03 ra sao?
Nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng từ ngày 09/9/2024 theo Thông tư 03 ra sao?
Ngày 24/7/2024, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 03/2024/TT-BXD hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực xây dựng.
Theo đó, đối tượng áp dụng gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực xây dựng được cấp có thẩm quyền thành lập theo quy định tại Điều 2 Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 03/2024/TT-BXD quy định về nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng như sau:
Nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý
Nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Nguyên tắc thành lập
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng của đơn vị;
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý và quy định của pháp luật chuyên ngành, trường hợp cần thiết, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc thành lập Hội đồng quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
(2) Điều kiện thành lập
Các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại (1) được Nhà nước giao vốn, tài sản để thực hiện cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng từ ngày 09/9/2024 theo Thông tư 03 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng có cơ cấu, nhiệm kỳ như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 03/2024/TT-BXD quy định cơ cấu, nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng như sau:
(1) Cơ cấu của Hội đồng quản lý gồm:
- Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có); làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
- Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Đại diện tổ chức, đơn vị liên quan.
(2) Số lượng thành viên Hội đồng quản lý từ 05 đến 11 người, gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý và các Thành viên Hội đồng quản lý.
Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý của từng đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Chủ tịch Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn, bổ nhiệm từ đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập.
Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
(3) Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 năm.
Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng gồm các nội dung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2024/TT-BXD quy định quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Các quy định chung;
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý;
- Số lượng, cơ cấu, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý;
- Cơ chế hoạt động của Hội đồng quản lý;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý; bổ nhiệm, bổ sung, thay thế, miễn nhiệm, kỷ luật thành viên Hội đồng quản lý;
- Mối quan hệ công tác;
- Các quy định khác bảo đảm cho hoạt động của Hội đồng quản lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng gồm 07 nội dung nêu trên.
Lưu ý: Thông tư 03/2024/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 09 tháng 9 năm 2024.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?