Nhiệm vụ của Phó Bí thư Đảng ủy xã là gì? Phó Bí thư Đảng ủy có được hưởng phụ cấp chức vụ không?
Nhiệm vụ của Phó Bí thư Đảng ủy xã là gì?
Căn cứ Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
2. Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã
a) Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và của Bí thư Đảng ủy cấp xã;
b) Giúp Bí thư Đảng ủy cấp xã chỉ đạo hoạt động của Đảng ủy cấp xã trong phạm vi được phân công; ký các văn bản khi được phân công; giải quyết các công việc của Đảng ủy cấp xã khi được Bí thư Đảng ủy cấp xã ủy nhiệm;
c) Chủ trì hoặc tham gia các hội nghị, cuộc họp khi được Bí thư Đảng ủy phân công; triệu tập và chủ tọa các cuộc họp định kỳ, đột xuất theo phân công của Bí thư Đảng ủy cấp xã hoặc theo quy định tại quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
d) Trực tiếp thực hiện các ý kiến chỉ đạo khác của Bí thư Đảng ủy hoặc theo quy định tại quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Như vậy, Phó Bí thư Đảng ủy xã có 05 nhiệm vụ chính sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công;
- Giúp Bí thư chỉ đạo hoạt động của Đảng ủy cấp xã trong phạm vi được phân công; ký các văn bản khi được phân công; giải quyết các công việc khi được ủy nhiệm;
- Chủ trì hoặc tham gia các hội nghị, cuộc họp khi được phân công; triệu tập và chủ tọa các cuộc họp định kỳ, đột xuất theo phân công hoặc theo quy định tại quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
- Trực tiếp thực hiện các ý kiến chỉ đạo khác;
- Các nhiệm vụ khác.
Nhiệm vụ của Phó Bí thư Đảng ủy xã là gì? Phó Bí thư Đảng ủy có được hưởng phụ cấp chức vụ không? (Hình từ Internet)
Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định mới tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP?
Tiêu chuẩn đối với Phó Bí thư Đảng ủy xã được xác định theo quy định tại Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP và Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP.
Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn chung | Thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương. |
Tiêu chuẩn đối với chức vụ | - Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng). Trong một trường hợp đặc biệt, độ tuổi nêu trên có thể thay đổi dựa theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ; - Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp THPT; - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng; Trường hợp tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì UBND tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên. - Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng; - Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ. |
UBND cấp tỉnh sẽ quy định tiêu chuẩn cụ thể cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã nhưng phải bảo đảm không thấp hơn tiêu chuẩn nêu trên.
Phó Bí thư Đảng ủy có được hưởng phụ cấp chức vụ không?
Căn cứ quy định về đối tượng áp dụng phụ cấp chức vụ lãnh đạo tại Mục I Thông tư 02/2005/TT-BNV như sau:
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
2. Cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát) được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
3. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức được cử đến giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và các tổ chức phi Chính phủ.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có nêu như sau:
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã
Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau:
...
2. Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Phó Bí thư Đảng ủy xã thuộc một trong những chức vụ cán bộ xã được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Cụ thể, mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Bí thư Đảng ủy là 0.25 lần mức lương cơ sở.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bí thư đảng ủy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?