Nhiệm vụ giải pháp nào được đặt ra tại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 tại Báo cáo KTXH và NSNN của Chính phủ?
- Hạn chế và khó khăn, thách thức đối với phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 là gì?
- Kết quả đạt được khi thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 như thế nào?
- Nhiệm vụ giải pháp nào được đặt ra tại kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023?
Hạn chế và khó khăn, thách thức đối với phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 là gì?
Theo Báo cáo Chính phủ đã nhấn mạnh những hạn chế, khó khăn, thách thức phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 bao gồm:
- Tăng trưởng GDP quý I năm 2023 (đạt 3,32%) thấp hơn cùng kỳ (5,03%); trong đó nhiều địa phương sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp, thậm chí có địa phương tăng trưởng âm so với cùng kỳ
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.
- Chất lượng lao động có lúc, có nơi chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều người lao động chưa có bằng cấp, chứng chỉ....
- Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo. Vẫn còn xảy ra những vụ việc bạo lực học đường, xâm hại trẻ em gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Nhiệm vụ giải pháp nào được đặt ra tại kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 tại Báo cáo KTXH và NSNN của Chính phủ? (Hình internet)
Kết quả đạt được khi thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 như thế nào?
Theo Báo cáo của Chính phủ nêu những kết quả đạt được bao gồm:
*Về kinh tế
- Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm.
- Trong điều kiện rất khó khăn, GDP quý I vẫn duy trì đà tăng trưởng nhưng không cao, chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng giảm, bình quân 4 tháng tăng 3,84%.
* Về văn hóa, xã hội và môi trường
- Quan tâm phát triển nhà ở xã hội, ban hành Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp và đang tích cực triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng.
- Các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được quan tâm .
* Về xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí
- Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) một cách toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; sắp xếp, kiện toàn bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian.
Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích của đất nước, của Nhân dân, điển hìn như việc ban hành Công điện 280/CĐ-TTg năm 2023 về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương.
- Chuyển đổi số quốc gia được đẩy mạnh ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực, nhất là Đề án 06 và xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia.
*Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại
- Quốc phòng an ninh được củng cố; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình, không để bị động, bất ngờ; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn.
- Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là về ma túy, buôn lậu, buôn bán người qua biên giới, trên biển, vượt nhiều chỉ tiêu Quốc hội giao, tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội, góp phần từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh.
Nhiệm vụ giải pháp nào được đặt ra tại kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023?
Tại Báo cáo, Chính phủ nêu rõ:
- Tình hình kinh tế xã hội trong nước, có những cơ hội, thuận lợi nhờ nền tảng chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định; một số chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, đòi hỏi vừa phải thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên ngày càng nhiều, yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao; vừa phải tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài và kịp thời ứng phó với những vấn đề cấp bách, mới phát sinh, chú trọng 10 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm sau:
- Một là tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
- Hai là đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.
- Ba là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2023 đạt tối thiểu 95%; đồng thời chú trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư và khuyến khích các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
- Bốn là đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
- Năm là tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác; nâng cao năng lực của hệ thống y tế, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; quyết liệt tháo gỡ khó khăn, giải quyết dứt điểm vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.
- Sáu là tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Bảy là chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường.
- Tám là củng cố, tăng cường tiềm lực và đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa quốc phòng, an ninh, nâng cao năng lực tác chiến; giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
- Chín là triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
- Mười là đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; chú trọng truyền thông chính sách, tuyên truyền, cổ vũ những mô hình hay, cách làm sáng tạo, gương người tốt, việc tốt.
Như vậy có 10 nhiệm vụ được đặt ra tại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023.
Xem chi tiết toàn văn Báo cáo KTXH và NSNN của Chính phủ tại đây
Châu Thị Nhựt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phát triển kinh tế xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?