Nước dưới đất, ngưỡng khai thác nước dưới đất là gì? Hạn chế khai thác nước dưới đất tại những khu vực nào?
Nước dưới đất là gì? Ngưỡng khai thác nước dưới đất là gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012 định nghĩa nước dưới đất như sau:
Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.
Căn cứ tại khoản 19 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012 định nghĩa nước dưới đất như sau:
Ngưỡng khai thác nước dưới đất là giới hạn cho phép khai thác nước dưới đất nhằm bảo đảm không gây xâm nhập mặn, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, sụt, lún đất, tác động xấu đến nguồn nước mặt và môi trường liên quan.
Nước dưới đất, ngưỡng khai thác nước dưới đất là gì? Hạn chế khai thác nước dưới đất tại những khu vực nào? (Hình từ Internet)
Trình tự phê duyệt Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất
1. Căn cứ Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, thống kê, cập nhật, bổ sung thông tin, số liệu và lập danh sách các công trình khai thác hiện có thuộc các vùng, khu vực hạn chế đã được công bố; lập phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là Phương án) theo quy định của Nghị định này.
2. Phương án phải được xây dựng cụ thể cho từng khu vực, từng vùng hạn chế và bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Danh sách các công trình khai thác hiện có (đã có giấy phép, không có giấy phép) thuộc từng khu vực, từng vùng;
b) Biện pháp hạn chế khai thác cụ thể đối với từng công trình;
c) Kế hoạch, lộ trình thực hiện từng biện pháp hạn chế khai thác đối với từng công trình.
3. Trình tự phê duyệt Phương án:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Phương án để lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước trong Phương án. Trường hợp, Phương án có công trình khai thác nước dưới đất đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thì còn phải gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để cho ý kiến về biện pháp áp dụng và kế hoạch, lộ trình thực hiện;
b) Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản này có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản về biện pháp áp dụng và kế hoạch, lộ trình thực hiện và gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;
c) Căn cứ ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b khoản này, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, hoàn chỉnh Phương án trên cơ sở bảo đảm tuân thủ các quy định của Nghị định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan, đồng thời đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến việc cấp nước, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
4. Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo tới các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời gửi Phương án tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thực hiện.
Như vậy theo quy định trên trình tự phê duyệt Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất được thự hiện như sau:
Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Phương án để lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước trong Phương án.
Lưu ý: Trường hợp, Phương án có công trình khai thác nước dưới đất đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thì còn phải gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để cho ý kiến về biện pháp áp dụng và kế hoạch, lộ trình thực hiện;
Bước 2: Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước trong Phương án có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản về biện pháp áp dụng và kế hoạch, lộ trình thực hiện và gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;
Bước 3: Căn cứ ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân này, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, hoàn chỉnh Phương án trên cơ sở bảo đảm tuân thủ các quy định của Nghị định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan, đồng thời đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến việc cấp nước, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
Hạn chế khai thác nước dưới đất tại những khu vực nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định những khu vực sau phải hạn chế khai thác nước dưới đây:
- Khu vực có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước.
- Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ thấp quá mức.
- Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất.
- Khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng.
- Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nước dưới đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?