Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024?
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm những loại nào?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm:
(1) Xe ô tô gồm:
- Xe có từ bốn bánh trở lên chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, không chạy trên đường ray, dùng để chở người, hàng hóa, kéo rơ moóc, kéo sơ mi rơ moóc hoặc được kết cấu để thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt, có thể được nối với đường dây dẫn điện;
- Xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg;
- Xe ô tô không bao gồm xe chở người bốn bánh có gắn động cơ
- Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ;
(2) Rơ moóc là xe không có động cơ để di chuyển, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, được kéo bởi xe ô tô; phần chủ yếu của khối lượng toàn bộ rơ moóc không đặt lên xe kéo;
(3) Sơ mi rơ moóc là xe không có động cơ để di chuyển, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ; được kéo bởi xe ô tô đầu kéo và có một phần đáng kể khối lượng toàn bộ đặt lên xe ô tô đầu kéo;
(4) Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là xe có từ bốn bánh trở lên, chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có kết cấu để chở người, vận tốc thiết kế không lớn hơn 30 km/h, số người cho phép chở tối đa 15 người (không kể người lái xe);
(5) Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ là xe có từ bốn bánh trở lên, chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có kết cấu để chở hàng, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên cùng một khung xe, có tối đa hai hàng ghế và chở tối đa 05 người (không kể người lái xe), vận tốc thiết kế không lớn hơn 60 km/h và khối lượng bản thân không lớn hơn 550 kg;
Trường hợp xe sử dụng động cơ điện thì có công suất động cơ không lớn hơn 15 kW;
(6) Xe mô tô gồm: xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, trừ xe gắn máy; đối với xe ba bánh thì khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg;
(7) Xe gắn máy là xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có vận tốc thiết kế không lớn hơn 50 km/h;
Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không lớn hơn 50 cm3;
Nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất của động cơ không lớn hơn 04 kW;
Xe gắn máy không bao gồm xe đạp máy;
(8) Xe tương tự các loại xe nêu trên.
Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ là gì? (Hình từ Internet)
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm những loại nào?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định phương tiện giao thông thô sơ đường bộ bao gồm:
(1) Xe đạp là xe có ít nhất hai bánh và vận hành do sức người thông qua bàn đạp hoặc tay quay;
(2) Xe đạp máy, gồm cả xe đạp điện, là xe đạp có trợ lực từ động cơ, nguồn động lực từ động cơ bị ngắt khi người lái xe dừng đạp hoặc khi xe đạt tới tốc độ 25 km/h;
(3) Xe xích lô;
(4) Xe lăn dùng cho người khuyết tật;
(5) Xe vật nuôi kéo;
(6) Xe tương tự các loại xe nêu trên.
Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ cụ thể như sau:
(1) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;
+ Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
(2) Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
(3) Phương tiện giao thông thông minh bảo đảm các điều kiện quy định tại (1) và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
(4) Phương tiện gắn biển số xe nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
Chú ý: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện giao thông đường bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?