Quản lý phần mềm quản lý tài sản công triển khai trong Bộ Quốc phòng từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Quản lý phần mềm quản lý tài sản công triển khai trong Bộ Quốc phòng từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 72/2024/TT-BQP quy định về quản lý phần mềm quản lý tài sản công triển khai trong Bộ Quốc phòng như sau:
(1) Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng xây dựng phần mềm quản lý tài sản công triển khai trong Bộ Quốc phòng; quy định định danh mã đơn vị, mã tài sản công để đăng ký tài sản công trong phần mềm; quản lý kỹ thuật và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
(2) Yêu cầu xây dựng phần mềm
Phần mềm quản lý tài sản để thực hiện quản lý và chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý theo quy định tại Thông tư này, đáp ứng các yêu cầu sau:
- Quy trình thiết lập trên phần mềm phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản, không làm thay đổi thông tin, số liệu của các tài sản trên báo cáo;
- Thông tin dữ liệu tài sản phải đảm bảo tính bảo mật, an toàn; tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo mật, an toàn thông tin. Các bước nghiệp vụ phải được phân quyền phù hợp, kiểm soát được việc truy nhập của người sử dụng; có khả năng lưu vết các nội dung đã thao tác theo thời gian và ngăn chặn, cảnh báo các sai sót khi nhập số liệu và trong suốt quá trình xử lý thông tin, số liệu tài sản; có khả năng cảnh báo, ngăn chặn việc can thiệp có chủ ý làm thay đổi thông tin, số liệu đã lưu;
- Giao diện của phần mềm quản lý tài sản bảo đảm thân thiện, thuận tiện cho người sử dụng, các vùng thông tin được phân biệt rõ ràng; có khả năng thực hiện các quy trình nghiệp vụ quản lý, tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định và tạo lập các báo cáo nhanh gọn, chính xác; cung cấp tiện ích khác nhau cho người sử dụng theo yêu cầu quản lý của đơn vị, doanh nghiệp;
- Cải tiến, nâng cấp đáp ứng yêu cầu quản lý; có khả năng kết nối hoặc sẵn sàng kết nối với các phần mềm có liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Quản lý phần mềm quản lý tài sản công triển khai trong Bộ Quốc phòng từ ngày 1/1/2025 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Sử dụng, khai thác thông tin phần mềm quản lý tài sản công triển khai trong Bộ Quốc phòng ra sao?
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 72/2024/TT-BQP quy định về sử dụng, khai thác thông tin phần mềm quản lý tài sản công triển khai trong Bộ Quốc phòng như sau:
- Đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư 72/2024/TT-BQP có trách nhiệm sử dụng phần mềm để quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng phần mềm khác để quản lý tài sản công phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 72/2024/TT-BQP.
- Thủ trưởng đơn vị, doanh nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo Trưởng Phòng (Ban) Tài chính, Kế toán trưởng và những người có liên quan nhập dữ liệu tài sản vào phần mềm; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, số liệu tài sản trình bày trên báo cáo được kết xuất từ dữ liệu phần mềm quản lý tài sản công.
- Thông tin khai thác từ phần mềm được sử dụng để:
+ Phục vụ công tác lập kế hoạch, công tác chỉ đạo, điều hành, báo cáo;
+ Thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
+ Làm căn cứ để lập dự toán, xét duyệt quyết toán, quyết định, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, giám sát việc giao đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê khoán kinh phí sử dụng tài sản công, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, khai thác, xử lý tài sản công.
Quy định về quản lý tài sản cố định là tài sản chuyên dùng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 72/2024/TT-BQP quy định về quản lý tài sản cố định là tài sản chuyên dùng như sau:
- Đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm:
+ Lập thẻ tài sản cố định theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này, kế toán đối với toàn bộ tài sản cố định hiện có của đơn vị theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành;
+ Thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản cố định hiện có; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất kế toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có);
+ Thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại Thông tư 72/2024/TT-BQP.
- Nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định là tài sản chuyên dùng được sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BTC.
Cụ thể, nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định quy định tại Thông tư 23/2023/TT-BTC được sử dụng như sau:
+ Nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Thông tư 23/2023/TT-BTC, giá trị còn lại của tài sản cố định xác định theo quy định tại Điều 16 Thông tư 23/2023/TT-BTC được sử dụng để ghi sổ kế toán, xác định thẩm quyền quyết định sử dụng, xử lý tài sản công theo quy định, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
+ Không sử dụng nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Thông tư 23/2023/TT-BTC, giá trị còn lại của tài sản cố định xác định theo quy định tại Điều 16 Thông tư 23/2023/TT-BTC để: Làm giá bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê tài sản, xác định giá trị để góp vốn liên doanh, liên kết, sử dụng tài sản cố định để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.
Lưu ý: Thông tư 72/2024/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phần mềm quản lý tài sản công có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công không được vượt quá bao lâu?
- Đất công trình thủy lợi là đất gì? Đất công trình thủy lợi được sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh thì có thu tiền sử dụng đất không?
- Định danh tài khoản mạng xã hội là gì? Mạng xã hội cung cấp cho cộng đồng người sử dụng các dịch vụ gì?
- Hành lý sẽ được thanh lý trong trường hợp nào? Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?