Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021 với nhiều nội dung đáng chú ý như thế nào?

Xin hỏi, Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021 với nhiều nội dung đáng chú ý nào? anh Đình Trọng - Sóc Trăng

Mới đây, ngày 30/6/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký Nghị quyết 91/2023/QH15 phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.

TẢI VỀ Nghị quyết 91/2023/QH15

Theo đó, Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước là nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội được quy định tại khoản 9 Điều 19 Luật ngân sách nhà nước 2015.

Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021 với nhiều nội dung đáng chú ý?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 91/2023/QH15 quy định việc Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 đã nêu rõ:

- Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 2.387.906 tỷ đồng (hai triệu, ba trăm tám mươi bẩy nghìn, chín trăm linh sáu tỷ đồng), bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2020 chuyển sang năm 2021, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2020, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 2.484.439 tỷ đồng (hai triệu, bốn trăm tám mươi tư nghìn, bốn trăm ba mươi chín tỷ đồng), bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2021 sang năm 2022.

- Bội chi ngân sách nhà nước là 214.053 tỷ đồng (hai trăm mười bốn nghìn, không trăm năm mươi ba tỷ đồng), bằng 2,52% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm kết dư ngân sách địa phương.

- Tổng mức vay của ngân sách nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 455.927 tỷ đồng (bốn trăm năm mươi lăm nghìn, chín trăm hai mươi bẩy tỷ đồng). (Kèm theo các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII) TẢI VỀ

ngân sách

Chính thức, Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021 với nhiều nội dung đáng chú ý nào?(Hình internet)

Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ như thế nào trong nội dung về lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021?

Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 91/2023/QH15 đã cho biết:

- Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19, nhiều địa phương phải thực hiện biện pháp giãn cách, giao thông, du lịch, dịch vụ bị đình trệ, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, thương mại trong nước, tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực chậm lại;

+ Chính phủ đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, kịp thời ban hành và thực hiện có hiệu quả các chính sách miễn, giảm thuế, phí, gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất và nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, chính sách phòng, chống dịch, an sinh xã hội.

- Tổng thu ngân sách nhà nước vượt 17,2% so với dự toán, trong đó thu nội địa vượt 15,9%, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt 21,2%.

+ Công tác quản lý, điều hành chi ngân sách nhà nước năm 2021 chủ động, tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

- Bội chi ngân sách nhà nước được điều hành quản lý chặt chẽ và thấp hơn dự toán Quốc hội giao.

+ Tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ giảm, kỳ hạn nợ được kéo dài, chi phí huy động vốn giảm, góp phần củng cố an ninh, an toàn tài chính quốc gia.

Quốc hội yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách nhà nước, không lặp lại các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm ra sao?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 91/2023/QH15, Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước:

- Thực hiện các biện pháp quyết liệt, đồng bộ để tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách nhà nước, không lặp lại các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm.

+ Trong năm 2023, tiếp tục thực hiện các quyết nghị chưa hoàn thành tại các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến quyết toán ngân sách nhà nước; có các giải pháp cụ thể khắc phục những tồn tại, hạn chế.

- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân thuộc các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước có vi phạm trong lập, chấp hành dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 chậm so với thời gian quy định.

Tăng cường kiểm toán các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước và xử lý, thu hồi các khoản chuyển nguồn không đúng quy định ra sao?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết 91/2023/QH15, Quốc hội giao Kiểm toán nhà nước:

- Tiếp tục đôn đốc các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quản lý thu, chi ngân sách nhà nước khẩn trương thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

- Tăng cường kiểm toán các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước khi thực hiện kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm tại các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các đơn vị quản lý thu, chi ngân sách nhà nước.

+ Lồng ghép tổ chức kiểm toán khoản chi chuyển nguồn hạch toán tại tiểu mục “Kinh phí khác theo quy định của pháp luật” tại các địa phương và kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ dự toán ngân sách trung ương năm 2021 (đợt 2);

+ Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán liên quan đến các khoản phải hủy nguồn, hoàn trả ngân sách trung ương năm 2022 trở về trước để kịp thời kiến nghị, xử lý, thu hồi các khoản chuyển nguồn không đúng quy định.

Xem chi tiết toàn văn tại Nghị quyết 91/2023/QH15 TẢI VỀ

Phụ lục đính kèm Nghị quyết 91/2023/QH15 TẢI VỀ

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân sách nhà nước

Châu Thị Nhựt Nam

Ngân sách nhà nước
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân sách nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân sách nhà nước
MỚI NHẤT
Pháp luật
Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước? Dự toán vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải căn cứ vào đâu?
Pháp luật
UBND xã chuẩn bị xây mới, sửa chữa một số hạng mục công trình có cần trình HĐND xã để bổ sung nghị quyết cho phép thực hiện hay không?
Pháp luật
Việc yêu cầu, duyệt và thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào trong Luật Ngân sách nhà nước?
Pháp luật
Yêu cầu, nội dung xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào? Nguyên tắc báo cáo quyết toán gồm những gì?
Pháp luật
Khoản kinh phí thực hiện cho việc mua sắm tài sản được xuất hóa đơn vào ngày nào? Thực hiện chi ngân sách nhà nước cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục đối với trường hợp nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nội dung công khai tài chính ngân sách ở xã gồm những gì và được thực hiện bằng các hình thức nào? Thời gian công khai trong bao lâu?
Pháp luật
Số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới do ai quyết định và nhằm đảm bảo những gì? Bổ sung hỗ trợ ngân sách cấp dưới mục tiêu là gì?
Pháp luật
Khi cấp xã được cấp bổ sung ngân sách nhà nước trong năm thì Ủy ban nhân dân có phải trình Hội đồng nhân dân để bổ sung dự toán không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào