Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2011/BGTVT về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2011/BGTVT về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa thế nào? Thắc mắc của anh K.P ở Khánh Hòa.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2011/BGTVT về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2011/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học - Công nghệ (Bộ Giao thông vận tải) trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2011/BGTVT quy định việc kiểm tra, kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên các phương tiện thủy nội địa nhằm ngăn ngừa ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện này gây ra.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2011/BGTVT không áp dụng đối với các tàu thể thao, vui chơi giải trí, phương tiện dùng vào mục đích an ninh, quốc phòng, tàu cá.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2011/BGTVT áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến các phương tiện thủy nội địa thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại 1.1, bao gồm: Đăng kiểm Việt Nam (sau đây viết tắt là “Đăng kiểm”); các chủ tàu; cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và khai thác phương tiện thủy nội địa; cơ sở thiết kế, chế tạo trang thiết bị, vật liệu, máy móc được lắp đặt trên tàu.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2011/BGTVT về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2011/BGTVT về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa thế nào? (Hình từ internet)

Quy định chung về việc kiểm tra kết cấu, thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa thế nào?

Căn cứ tại Mục 1.1 Chương 1 Phần I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2011/BGTVT, quy định chung về việc kiếm tra kết cấu, thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa như sau:

Các loại hình kiểm tra:

Kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm của phương tiện đã hoặc sẽ được lắp đặt xuống phương tiện là đối tượng chịu các dạng kiểm tra sau đây:

- Kiểm tra lần đầu;

- Kiểm tra chu kỳ;

- Kiểm tra bất thường.

(1) Kiểm tra lần đầu bao gồm các kiểm tra sau đây:

- Kiểm tra lần đầu trong quá trình chế tạo

+ Kiểm tra kết cấu và thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm được chế tạo và lắp đặt xuống phương tiện, phù hợp với thiết kế đã được Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt;

+ Kiểm tra vật liệu làm các bộ phận được lắp đặt trong kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm;

+ Kiểm tra việc gia công các bộ phận của kết cấu và trang thiết bị chính tại các thời điểm thích hợp;

+ Kiểm tra lắp đặt các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm xuống phương tiện;

+ Thử hoạt động.

- Kiểm tra lần đầu không có sự giám sát trong quá trình chế tạo

Kết cấu, thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm không có sự giám sát kỹ thuật trong quá trình chế tạo muốn được lắp đặt xuống tàu, phải được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng thỏa mãn các quy định được nêu trong Quy chuẩn này.

(2) Kiểm tra chu kỳ bao gồm các dạng kiểm tra sau đây:

- Kiểm tra hàng năm;

- Kiểm tra định kỳ.

(3) Thời hạn kiểm tra hàng năm, kiểm tra định kỳ:

Kiểm tra hàng năm, kiểm tra định kỳ kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm của phương tiện đang khai thác được thực hiện cùng với thời điểm kiểm tra hàng năm, định kỳ của phương tiện.

(4) Kiểm tra bất thường:

Kiểm tra bất thường được tiến hành vào thời điểm không trùng với thời gian kiểm tra lần đầu, kiểm tra hàng năm, hoặc kiểm tra định kỳ và trong các trường hợp sau:

- Khi xảy ra hư hỏng các bộ phận quan trọng của kết cấu và thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm, hoặc khi tiến hành sửa chữa hoán cải các bộ phận bị hư hỏng đó;

- Khi có thay đổi đối với Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu và/hoặc Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm của tàu do chở các chất lỏng độc hại;

- Các trường hợp khác khi thấy cần thiết.

Hoãn kiểm tra định kỳ:

Các yêu cầu để hoãn kiểm tra định kỳ đối với kết cấu, trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm phải thỏa mãn những quy định nêu ở mục 3.3 của TCVN 5801-1A:2005, Quy phạm Phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.

Quy định về việc xả nước ra ngoài mạn tàu thế nào?

Căn cứ tại Chương 2 phần I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2011/BGTVT, quy định về việc xả nước ra ngoài mạn tàu như sau:

Quy định chung:

- Các quy định về vùng nước được bảo vệ đặc biệt và những quy định thải xuống vùng nước đặc biệt được giới thiệu ở phần này do Chính quyền các địa phương quy định tuân theo các quy định của Chính phủ.

- Việc quy định vùng nước được bảo vệ đặc biệt và các quy định thải xuống vùng nước đặc biệt sẽ do cơ quan có thẩm quyền quy định.

- Chỉ giới vùng nước là giới hạn vùng nước từ các phao tiêu vào bờ.

- Các cảng nội địa cần tổ chức các dịch vụ thu gom các chất có hại từ các phương tiện thủy để xử lý.

Những quy định xả nước ra ngoài mạn tàu:

- Việc xả nước đã qua xử lý ra ngoài mạn tàu ở các vùng nước được bảo vệ đặc biệt phải tuân theo các quy định có liên quan của Nhà nước và được nêu tại Phụ lục II của Quy chuẩn này.

- Khi phát hiện thấy có sự thải vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường thì thuyền trưởng phải có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền hoặc Chính quyền địa phương gần nhất để có biện pháp xử lý thích hợp.

- Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi và hậu quả gây ô nhiễm do phương tiện thuộc quyền quản lý của thuyền trưởng đó gây ra.

Trường hợp ngoại lệ:

Việc xả nước ra ngoài mạn tàu không áp dụng đối với các tình huống sau:

- Để đảm bảo an toàn cho phương tiện hoặc cứu hộ sinh mạng thuyền viên trên sông mà buộc phải xả nước chưa qua xử lý ra ngoài mạn tàu.

- Xả nước chưa qua xử lý ra ngoài mạn tàu do nguyên nhân máy móc của tàu bị hư hỏng do tai nạn. Trong trường hợp đó buộc phải áp dụng các biện pháp hợp lý để giảm lượng xả và sớm chấm dứt việc xả.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện thủy nội địa

Nguyễn Văn Phước Độ

Phương tiện thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện thủy nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện thủy nội địa
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phương tiện thủy nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần 10 tấn thì cần đáp ứng điều kiện gì để hoạt động?
Pháp luật
Người lái phương tiện thủy nội địa phải mang theo giấy tờ gì khi làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm?
Pháp luật
Phương tiện thủy nội địa là gì? Điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
Pháp luật
Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại 2 phải đáp ứng những yêu cầu về năng lực kỹ thuật nào?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị công nhận Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Đăng kiểm viên có quyền từ chối thẩm định thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa mà mình chưa được đào tạo không?
Pháp luật
Danh mục các biểu mẫu giấy chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho phương tiện thủy nội địa từ 01/01/2023?
Pháp luật
Tàu cao tốc chở khách được hiểu là như thế nào? Tàu cao tốc chở khách có được miễn lệ phí trước bạ không?
Pháp luật
Nhà hàng nổi là gì? Trên hành lang của nhà hàng nổi có cần phải có thiết bị chỉ hướng đến các lối thoát nạn bằng ánh sáng không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào