Quy chuẩn về an toàn điện khi xây dựng công trình điện lực? Người làm việc với khu vực có điện phải đảm bảo khoảng cách an toàn bao nhiêu?

"Tôi thường xuyên làm việc trong khu vực có điện, tôi muốn biết nên đảm bảo khoảng cách an toàn như thế nào để tốt nhất? Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện khi xây dựng công trình điện lực là gì?" Câu hỏi của anh Dương Lê đến từ Đà Nẵng.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện khi xây dựng công trình điện lực?

Căn cứ Mục IV.II Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định quy chuẩn kỹ thuật an toàn khi xây dựng công trình điện lực như sau:

- Công việc đào móng cột và hào cáp

+ Khi đào móng cột, hào cáp đơn vị công tác phải áp dụng biện pháp phù hợp để tránh lở đất.

+ Đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa người rơi xuống hố như đặt rào chắn, đèn báo và bố trí người cảnh giới khi cần thiết.

+ Trước khi đào hố đơn vị công tác phải xác định các công trình ngầm ở dưới hoặc gần nơi đào và có biện pháp phù hợp để không xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng các công trình này. Nếu phát hiện công trình ngầm ngoài dự kiến hoặc công trình ngầm bị hư hỏng, đơn vị công tác phải dừng công việc và báo cáo với người có trách nhiệm. Trường hợp các công trình ngầm bị hư hỏng gây tai nạn thì đơn vị công tác phải áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn tiếp diễn và báo ngay cho các tổ chức liên quan.

- Khoảng cách khi đào đất

+ Khi đào đất, các phương tiện thi công như xe ôtô, máy xúc... phải cách đường cáp điện ít nhất 01 (một) m; các phương tiện đào đất bằng phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 05 (năm) m.

+ Khi đào đất ngay trên đường cáp điện thì đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,40 m phải dùng xẻng để tiếp tục đào.

- Dựng, hạ cột

+ Cấm đặt phương tiện trục kéo để dựng cột ngay dưới dây dẫn đường dây dẫn điện cao áp đang vận hành.

+ Dây cáp kéo và cáp hãm phải bố trí sao cho khi dây cáp bị bật, đứt không thể văng về phía đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép từ các dây cáp kéo và cáp hãm đến dây dẫn có điện như sau:

+ Chỉ được dùng dây thừng làm dây chằng néo về phía đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép từ dây chằng đến dây dẫn có điện như sau:

Nếu dây chằng có nguy cơ dịch chuyển tới gần dây dẫn có điện với khoảng cách nhỏ hơn quy định trên (do dây bị đứt, néo bị bật...) thì phải dùng dây chằng ngược để kéo lại.

+ Khi nâng cột phải nối đất các phần sau:

Thân của tời nâng cột, hãm cột.

Toàn bộ dây chằng bằng kim loại nếu là cột đang dựng bằng sắt.

+ Khi dựng, hạ cột phải áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tránh làm nghiêng hoặc đổ cột.

+ Khi dựng, hạ cột gần với đường dây dẫn điện, phải áp dụng các biện pháp phù hợp để không để xảy ra tai nạn do vi phạm khoảng cách an toàn theo cấp điện áp của đường dây.

Người làm việc với khu vực có điện phải đảm bảo khoảng cách an toàn như thế nào? Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện khi xây dựng công trình điện lực?

Quy chuẩn về an toàn điện khi xây dựng công trình điện lực? Người làm việc với khu vực có điện phải đảm bảo khoảng cách an toàn bao nhiêu? (Hình từ internet)

Yêu cầu sử dụng các trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện?

Căn cứ Mục IV.I Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định sử dụng các trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động như sau:

Yêu cầu về sử dụng

- Tất cả nhân viên của đơn vị công tác phải sử dụng đúng và đầy đủ các trang bị an toàn và bảo hộ lao động phù hợp với công việc được giao. Người chỉ huy trực tiếp có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng các trang bị an toàn và bảo hộ lao động của nhân viên đơn vị công tác.

- Khi công việc được thực hiện ở gần đường dây có điện áp từ 220 kV trở lên và có khả năng bị điện giật do nhiễm điện cảm ứng thì nhân viên đơn vị công tác phải được trang bị bảo hộ chuyên dụng.

Kiểm tra trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động

- Các dụng cụ và trang thiết bị an toàn điện phải đạt được các tiêu chuẩn thử nghiệm và sử dụng.

- Các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động phải được kiểm tra, thử nghiệm, bảo quản theo quy định của nhà sản xuất và quy định pháp luật hiện hành.

Kiểm tra hàng ngày

- Trước khi sử dụng trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động, người sử dụng phải kiểm tra và chỉ được sử dụng khi biết chắc chắn các trang thiết bị này đạt yêu cầu.

- Sau khi sử dụng, các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động phải được vệ sinh sạch sẽ làm khô và bảo quản theo quy định. Nếu phát hiện trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động có dấu hiệu bất thường phải báo cáo với người quản lý.

Sử dụng dụng cụ và thiết bị khi làm việc có điện

Nghiêm cấm tiến hành các công việc sửa chữa có điện khi không có các dụng cụ, thiết bị bảo đảm an toàn.

Kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng đối với dụng cụ và thiết bị cho công việc sửa chữa có điện

- Dụng cụ và thiết bị cho công việc sửa chữa có điện phải được kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn và bảo dưỡng, bảo quản theo quy định.

- Cấm sử dụng dụng cụ, thiết bị an toàn và bảo hộ lao động cho công việc sửa chữa có điện quá thời hạn kiểm tra, đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu bất thường.

Vận chuyển các dụng cụ, thiết bị an toàn và bảo hộ lao động

- Các dụng cụ, thiết bị an toàn và bảo hộ lao động phải được cất vào bao gói chuyên dụng để tránh làm hỏng, biến dạng, dính dầu, bụi bẩn, ẩm trong quá trình vận chuyển.

Người làm việc với khu vực có điện phải đảm bảo khoảng cách an toàn như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 13 Mục II.II Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định khoản cách an toàn khi làm việc trong khu vực có điện như sau:

- Khi không có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn về điện không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:

- Khi có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn từ rào chắn đến phần có điện không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:

- Nếu không bảo đảm được khoảng cách quy định tại khoản 13.1 hoặc không thể đặt rào chắn quy định tại khoản 13.2 thì phải cắt điện để làm việc.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn điện

Cù Thị Bích Hiền

An toàn điện
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn điện có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn điện
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT về an toàn điện cho thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin thế nào?
Pháp luật
Căn cứ vào thời gian sử dụng, Biển báo an toàn về điện gồm những loại nào? Biển báo an toàn về điện phải được bao gói như thế nào?
Pháp luật
Người huấn luyện, sát hạch về an toàn điện cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Nội dung huấn luyện phần lý thuyết cho người làm công việc xây lắp điện?
Pháp luật
Người lao động sửa chữa điện ở nông thôn có cần thiết phải được huấn luyện về an toàn điện không?
Pháp luật
Người lao động làm các công việc liên quan đến sửa chữa điện trong doanh nghiệp được huấn luyện những nội dung gì và ai có trách nhiệm tổ chức huấn luyện người lao động?
Pháp luật
Nhà ở không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có được bồi thường không?
Pháp luật
Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng của khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối được quy định như thế nào?
Pháp luật
Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện được pháp luật quy định như thế nào? Người giám sát an toàn điện có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Người lao động đã được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì có phải huấn luyện an toàn điện hay không?
Pháp luật
Nội dung huấn luyện an toàn điện đối với người lao động sửa chữa đường thiết bị điện trong doanh nghiệp gồm những nội dung nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào