Sẽ áp dụng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và các môn Nghệ thuật vào Chương trình lớp 6, lớp 7 năm học 2022-2023 theo Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022?
- Các nội dung giáo dục của địa phương dành cho lớp 6, lớp 7 năm học 2022-2023 theo Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022?
- Các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp dành cho lớp 6, lớp 7 năm học 2022-2023 được thực hiện như thế nào?
- Những môn nghệ thuật nào sẽ được áp dụng cho lớp 6, lớp 7 năm học 2022-2023 theo Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022?
- Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trung học cơ sở năm học 2022-2023 như thế nào?
Các nội dung giáo dục của địa phương dành cho lớp 6, lớp 7 năm học 2022-2023 theo Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022 quy định nội dung giáo dục của địa phương như sau:
- Nội dung giáo dục của địa phương bao gồm những vấn đề cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương. Căn cứ vào nội dung giáo dục của địa phương, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các chủ đề phù hợp với năng lực của giáo viên.
- Kế hoạch dạy học Nội dung giáo dục của địa phương được xây dựng theo từng chủ đề phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường và kế hoạch dạy học các môn học có liên quan, tạo thuận lợi cho học sinh liên hệ, vận dụng những nội dung kiến thức đã học trong các môn học với thực tiễn tại địa phương.
- Giáo viên dạy học chủ đề nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với chủ đề đó theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các chủ đề đã dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.
Các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp dành cho lớp 6, lớp 7 năm học 2022-2023 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022 quy định về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp như sau:
- Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bao gồm các nội dung hoạt động được tổ chức trong và ngoài nhà trường với các hình thức hoạt động Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ. Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, hiệu trưởng phân công cán bộ quản lí, giáo viên đảm nhận việc tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp với năng lực của cán bộ quản lí, giáo viên.
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường; tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
- Cán bộ quản lí, giáo viên được phân công tổ chức hoạt động nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với hoạt động đó theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các hoạt động đã thực hiện đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.
Những môn nghệ thuật nào sẽ được áp dụng cho lớp 6, lớp 7 năm học 2022-2023 theo Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022 quy định các môn nghệ thuật như sau:
- Chương trình môn Nghệ thuật gồm 02 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật. Việc tổ chức dạy học cần lưu ý bố trí dạy học đồng thời các nội dung bảo đảm tương đương về thời lượng trong từng học kỳ.
- Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường và kế hoạch giáo dục của giáo viên.
- Việc kiểm tra, đánh giá: mỗi nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật chọn 01 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong từng học kì; khuyến khích thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, sản phẩm học tập hoặc dự án học tập. Bài kiểm tra, đánh giá định kì bao gồm hai nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được thực hiện riêng theo từng nội dung tương tự như môn học đánh giá bằng nhận xét; kết quả bài kiểm tra, đánh giá định kì được đánh giá mức Đạt khi cả hai nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được đánh giá mức Đạt.
Sẽ áp dụng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và các môn Nghệ thuật vào Chương trình lớp 6, lớp 7 năm học 2022-2023 theo Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022?
Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trung học cơ sở năm học 2022-2023 như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT quy định cách đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh như sau:
“Điều 8. Đánh giá kết quả rèn luyện của học viên
1. Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học viên
a) Đánh giá kết quả rèn luyện của học viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong từng môn học trong Chương trình giáo dục thường xuyên.
b) Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học viên trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
c) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học viên; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học viên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học viên; hướng dẫn học viên tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học viên theo các mức quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Kết quả rèn luyện của học viên trong từng học kì và cả năm học
Kết quả rèn luyện của học viên trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
a) Kết quả rèn luyện của học viên trong từng học kì
- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên và có nhiều biểu hiện nổi bật.
- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.
- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên.
- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên.
b) Kết quả rèn luyện của học viên cả năm học
- Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.
- Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.
- Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa đạt.
- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.”
Theo đó, chương trình giáo dục năm học 2022-2023 dành cho học sinh lớp 6. Lớp 7 sẽ áp dụng nội dung giáo dục của địa phương, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và các môn Nghệ thuật để giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Diệp Khánh Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình lớp 6 có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?