Sẽ cơ cấu lại thị trường trái phiếu, chứng khoán, bất động sản nhằm ổn định kinh tế trong năm 2023?
- Đẩy mạnh thực hiện ổn định, phát triển an toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản?
- Nhiệm vụ đẩy mạnh xử lý nợ xấu, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém đã được Chính phủ cụ thể thế nào trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2023?
- Nhiệm vụ điều hành chặt chẽ việc điều chỉnh giá điện, xăng dầu đã được Chính phủ cụ thể như thế nào trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2023?
Đẩy mạnh thực hiện ổn định, phát triển an toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản?
Ngày 06/01/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách Nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.
Nổi bật trong 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đã được Chính phủ làm rõ trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2023 là nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Trong đó Chính phủ nêu rõ một số nội dung quan trọng như sau:
- Theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế, giá cả, lạm phát, thị trường thế giới, trong nước, kịp thời dự báo, cảnh báo rủi ro để có đối sách phù hợp; thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.
- Ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, nâng cao năng lực thích ứng, chống chịu, bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính, ngân hàng trong mọi tình huống.
- Nghiên cứu tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí.
- Kịp thời hướng dẫn để thực hiện đúng, đủ các chính sách điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng.
- Chú trọng củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế trên cơ sở lành mạnh hoá, tập trung cao độ cho ổn định, phát triển an toàn, bền vững các thị trường tiền tệ, tín dụng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản;
Không để mất an toàn hệ thống; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân, không để bị kích động, lôi kéo, gây mất an ninh trật tự.
- Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật, tăng cường giám sát, kiểm tra, đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, định chế tài chính, các thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản, bảo đảm phát triển công khai, minh bạch, an toàn, ổn định, lành mạnh, bền vững...
Theo đó, liên quan đến cơ cấu lại thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán và bất động sản nhằm ổn định kinh tế.
Thì do những bất ổn của thị trường trong năm vừa qua, Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ cần thiết hoàn thiện các quy định pháp luật, tăng cường giám sát, đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, định chế tài chính, các thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản trong năm 2023.
Sẽ cơ cấu lại thị trường trái phiếu, chứng khoán, bất động sản nhằm ổn định kinh tế trong năm 2023? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ đẩy mạnh xử lý nợ xấu, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém đã được Chính phủ cụ thể thế nào trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2023?
Tiếp tục để ra những nhiêm vụ trong tâm trong kế hoạch thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2023, Chính phủ có nêu rõ tại tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2023:
- Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
- Triển khai quyết liệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025"; đẩy mạnh xử lý nợ xấu; tập trung triển khai chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền về việc cơ cấu lại, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, bảo đảm ổn định tình hình hoạt động và hỗ trợ các tổ chức tín dụng này từng bước phục hồi.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các tổ chức tín dụng; trong đó, tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; tập trung chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng cường minh bạch trong hoạt động, khắc phục tình trạng sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, rà soát, xử lý và ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo, cho vay không đúng quy định của pháp luật.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo đảm thị trường tiền tệ, ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, thông suốt, bền vững.
- Nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cùng với việc sửa đổi, hoàn thiện quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng. Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
- Tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động ngân hàng để áp dụng các mô hình kinh doanh mới và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ tiện ích, an toàn đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Nhiệm vụ điều hành chặt chẽ việc điều chỉnh giá điện, xăng dầu đã được Chính phủ cụ thể như thế nào trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2023?
Nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Chính phủ đã nêu rõ những nội dung sau về việc điều chỉnh giá các hàng hóa quan trọng tại tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2023 như sau:
- Công khai, minh bạch trong điều hành giá cả hàng hóa, dịch vụ; tiếp tục thực hiện các giải pháp quản lý, điều hành chặt chẽ việc điều chỉnh giá các hàng hóa quan trọng, dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước định giá, nhất là giá điện, xăng dầu, hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác.
- Có các giải pháp phù hợp để ổn định giá các nguyên vật liệu quan trọng và các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân;
- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ, thao túng, tăng giá bất hợp lý.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?