Số lượng ứng viên trong danh sách bầu cử Đảng tối đa là bao nhiêu? Phiếu bầu cử được xem là không hợp lệ trong trường hợp nào?

Tôi muốn hỏi về phiếu bầu cử. Bầu cử, danh sách bầu cử được quy định như thế nào? Nội dung phiếu bầu cử gồm những nội dung gì? Phiếu bầu cử như thế nào là hợp lệ và không hợp lệ? Tôi xin cảm ơn!

Bầu cử và quyền bầu cử được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 về quyền bầu cử như thế nào?

"Điều 15. Quyền bầu cử
1- Chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và đảng viên chính thức của đại hội đảng viên mới có quyền bầu cấp uỷ cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị không có quyền bầu cử."

Như vậy, quyền bầu cử được quy định như trên.

Bầu cử, danh sách bầu cử được quy định như thế nào? Nội dung phiếu bầu cử, phiếu bầu cử hợp lệ và không hợp lệ gồm những nội dung gì?

Số lượng ứng viên trong danh sách bầu cử Đảng tối đa là bao nhiêu? Phiếu bầu cử được xem là không hợp lệ trong trường hợp nào?

Số dư và danh sách bầu cử được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 như sau:

"Điều 16. Quy định về số dư và danh sách bầu cử
1- Số lượng ứng cử viên trong danh sách bầu cử cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy phải nhiều hơn số lượng cần bầu; số dự tối đa do đại hội (hội nghị) quyết định nhưng không quá 30% số lượng cần bầu, trong đó cấp ủy triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị số lượng nhân sự cấp ủy và ban thường vụ có số dư từ 10% - 15%.
2- Danh sách ứng cử viên do cấp ủy cấp triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức với đại hội (hội nghị).
3- Đại hội (hội nghị) thảo luận và biểu quyết lập danh sách như sau:
- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bầu thì đại hội (hội nghị) quyết định (có thể lấy danh sách đó làm danh sách bầu cử).
- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội (hội nghị) về những người được đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử. Căn cứ kết quả xin ý kiến, lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu.
Trường hợp danh sách bầu cử đã đủ số dư 30% mà ở cuối danh sách có nhiều người có số phiếu bằng nhau thì đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định lựa chọn theo cơ cấu, tuổi đảng, hoặc có thể để số dư cao hơn 30% so với số lượng cần bầu.
4- Danh sách bầu cử xếp thứ tự tên người theo vần A,B,C...; nếu có nhiều người trùng tên thì xếp theo họ; nếu trùng cả họ thì xếp theo tên đệm; nếu cả 3 dữ kiện này đều trùng thì người có tuổi đảng cao hơn được xếp tên trên.
5- Trường hợp cần bầu lấy số lượng 1 người thì danh sách bầu cử là 2 người; bầu lấy số lượng 2 người thì danh sách bầu cử là 3 người; bầu lấy số lượng từ 3 người trở lên thì danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 1/3 số lượng cần bầu.
6- Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng quy định, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định. Danh sách bầu cử lần sau phải có số dư lấy theo kết quả bầu cử lần trước từ cao đến thấp của những người chưa trúng cử."

Như vậy, số dư và danh sách bầu cử được quy định như trên.

Bầu cử và thực hiện phiếu bầu cử được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 được quy định như sau:

"Điều 17. Phiếu bầu cử
1- Phiếu bầu in họ và tên những người trong danh sách bầu cử (nơi không có điều kiện in phiếu, ban kiểm phiếu đại hội ghi danh sách bầu cử trên phiếu); đóng dấu của cấp uỷ triệu tập đại hội ở góc trái phía trên của phiếu bầu, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở (hoặc đảng bộ bộ phận) thì đóng dấu của cấp uỷ cơ sở.
Người bầu cử nếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử thì gạch giữa cả chữ họ và tên của người mà mình không bầu.
Trường hợp danh sách bầu không có số dư, phiếu bầu được chia làm 4 cột là: số thứ tự; họ và tên; đồng ý; không đồng ý. Người bầu cử đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý tương ứng với họ và tên người trong danh sách bầu cử.
2- Phiếu hợp lệ và không hợp lệ:
- Phiếu hợp lệ là phiếu do ban kiểm phiếu phát ra, phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng cần bầu; phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có một người, người bầu cử đánh dấu X vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý; phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) của một người hoặc một số người trong danh sách bầu cử.
- Phiếu không hợp lệ là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu bầu nhiều hơn số lượng quy định; phiếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử nhiều người; phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý trong danh sách bầu cử chỉ có một người; phiếu bầu người ngoài danh sách bầu cử; phiếu có đánh dấu hoặc dùng nhiều loại mực; phiếu ký tên hoặc viết thêm."

Như vậy, nội dung, phiếu bầu cử hợp lệ và không hợp lệ được quy định như trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy chế bầu cử trong Đảng

Lê Mạnh Hùng

Quy chế bầu cử trong Đảng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quy chế bầu cử trong Đảng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy chế bầu cử trong Đảng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quyết định 190/QĐ-TW về quy chế bầu cử trong Đảng mới nhất? Xem toàn văn Quyết định 190 ở đâu?
Pháp luật
Thủ tục đề cử trong Đảng mới nhất theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 như thế nào? Đảng viên có những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Ban kiểm phiếu gồm những thành phần tham gia nào và có nhiệm vụ gì? Đảng viên dự bị có được tham gia Ban kiểm phiếu trong đại hội chi bộ đảng không?
Pháp luật
Quyền bầu cử trong Đảng được quy định như thế nào? Quy định về bầu cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam?
Pháp luật
Quy chế bầu cử trong Đảng: Mẫu phiếu xin ý kiến đại hội (hội nghị) và Mẫu biên bản kiểm phiếu mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Một số lưu ý về việc cho rút và không cho rút khỏi danh sách bầu cử tại đại hội Đảng theo Hướng dẫn 03-HD/TW năm 2020?
Pháp luật
Quy chế bầu cử trong Đảng: Sử dụng phần mềm kiểm phiếu bầu cử bằng máy vi tính tại đảng hội đảng bộ các cấp?
Pháp luật
Quy chế bầu cử trong Đảng: Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ ứng cử, đề cử ở đại hội đại biểu đảng bộ cơ sở theo Hướng dẫn 03-HD/TW năm 2020?
Pháp luật
Hướng dẫn mới về thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng: Số lượng và danh sách đoàn chủ tịch đại hội; cơ quan tiếp nhận hồ sơ ứng cử, đề cử của đảng viên?
Pháp luật
Quy chế bầu cử trong Đảng năm 2022: Thủ tục đề cử thực hiện như thế nào? Đề cử người không đủ tiêu chuẩn có bị xử lý?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào