Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được xác định theo công thức nào?
- Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức nào?
- Tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm được xác định như thế nào?
- Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào?
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;
- : là tổng số tiền dự phòng cụ thể của khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.
Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:
Ri = (Ai - Ci) x r
Trong đó:
Ai: Số dư nợ gốc thứ i.
Ci: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i.
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0 (không).
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được xác định theo công thức nào? (Hình từ Internet)
Tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm và theo quy định của pháp luật khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận.
- Thời gian xử lý tài sản bảo đảm theo dự kiến không quá 01 (một) năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và không quá 02 (hai) năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thực hiện xử lý tài sản bảo đảm.
- Tài sản bảo đảm phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và pháp luật khác có liên quan.
Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm được xác định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 12 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm được xác định như sau:
- Số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi của khách hàng bằng Đồng Việt Nam tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 100%.
- Trái phiếu Chính phủ, vàng miếng theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 95%.
- Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; công cụ chuyển nhượng, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu do chính tổ chức tín dụng phát hành; số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành:
+ Có thời hạn còn lại dưới 1 năm: 95%.
+ Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm: 85%.
+ Có thời hạn còn lại trên 5 năm: 80%.
- Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 70%;
- Chứng khoán do doanh nghiệp (trừ tổ chức tín dụng) phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 65%;
- Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c Khoản này, do tổ chức tín dụng khác có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 50%. Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c khoản 6 Điều 12 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, do tổ chức tín dụng khác không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%.
- Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%. Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 10%;
- Bất động sản: 50%;
- Các loại tài sản bảo đảm khác: 30%.
Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 12 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Mức trích lập dự phòng cụ thể
...
5. Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như sau:
a) Vàng miếng: Giá mua vào tại trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại thời điểm cuối ngày của ngày có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể;
b) Chứng khoán đã niêm yết (bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có bảo đảm đã niêm yết): Giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể. Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không có giao dịch trong vòng 30 (ba mươi) ngày trước ngày trích lập dự phòng và trường hợp tại ngày trích lập dự phòng, chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm e Khoản này;
...
Theo đó, xác định giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro cho khách hàng như quy định trên.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản bảo đảm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?