Sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để nhận thanh toán hợp đồng từ công ty nước ngoài có được không?
Mọi giao dịch từ nước ngoài đều phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối đúng không?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các nguồn thu vãng lai khác
1. Người cư trú có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc từ các nguồn thu vãng lai khác ở nước ngoài phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán, trừ một số trường hợp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cho phép giữ lại một phần hoặc toàn bộ nguồn thu ngoại tệ ở nước ngoài.
2. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua tổ chức tín dụng được phép.
Căn cứ theo quy định trên thì nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc từ các nguồn thu vãng lai khác ở nước ngoài phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán, ngoài trừ một số trường hợp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cho phép giữ lại một phần hoặc toàn bộ nguồn thu ngoại tệ ở nước ngoài.
Đồng thời, mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để nhận thanh toán hợp đồng từ công ty nước ngoài có được không?
Sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để nhận thanh toán hợp đồng từ công ty nước ngoài có được không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định về vấn đề tổ chức nhận tiền từ nước ngoài có được sử dụng dụng tài khoản đồng Việt Nam hay không như sau:
Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam
1. Người cư trú là tổ chức có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép.
2. Người cư trú là cá nhân có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được gửi vào tài khoản ngoại tệ hoặc rút tiền mặt để sử dụng cho các mục đích quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Như vậy, tổ chức cá nhân có nguồn thu ngoại tệ từ việc thanh toán hợp đồng của công ty nước ngoài không được sử dụng tài khoản đồng Việt Nam mà phải dùng tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Tổ chức sử dụng tài khoản ngoại tệ đối với những khoản thu chi nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 16/2014/TT-NHNN (được bổ sung bởi điểm c khoản 4 Điều 18 Thông tư 20/2022/TT-NHNN và khoản 3 Điều 14 Thông tư 06/2019/TT-NHNN) như sau:
Sử dụng tài khoản ngoại tệ của người cư trú là tổ chức
Người cư trú là tổ chức được sử dụng tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:
1. Thu:
a) Thu ngoại tệ chuyển khoản từ nước ngoài chuyển vào;
b) Thu ngoại tệ chuyển khoản thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ tài khoản của người không cư trú là tổ chức mở tại ngân hàng được phép ở trong nước;
c) Nộp lại số ngoại tệ tiền mặt của tổ chức rút ra cho nhân viên đi công tác ở nước ngoài nhưng chi tiêu không hết tại ngân hàng được phép đã rút tiền. Khi nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản, tổ chức xuất trình cho ngân hàng được phép chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tài khoản và Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho tổ chức gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản ngoại tệ trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh;
d) Thu ngoại tệ từ các nguồn thu hợp pháp trong nước, bao gồm:
- Thu từ việc mua ngoại tệ chuyển khoản tại các tổ chức tín dụng được phép;
- Thu ngoại tệ chuyển khoản hoặc nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản đối với các trường hợp được thu ngoại tệ trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
- Thu chuyển khoản ngoại tệ từ tài khoản vốn đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án dầu khí.
2. Chi:
a) Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép;
b) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
c) Chi chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Chi chuyển đổi ra các công cụ thanh toán khác bằng ngoại tệ;
đ) Chi rút ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân làm việc cho tổ chức khi được cử ra nước ngoài công tác;
e) Chi chuyển khoản hoặc rút ngoại tệ tiền mặt để trả lương, thưởng, phụ cấp cho người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài;
g) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch được phép thanh toán trong nước bằng ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam;
h) Chi chuyển khoản cho các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
i) Chi rút ngoại tệ tiền mặt để mang ra nước ngoài cho mục đích tài trợ, viện trợ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Như vậy, tổ chức sử dụng tài khoản ngoại tệ đối với những khoản thu chi được quy định nêu trên.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh toán hợp đồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?