Sửa đổi điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2024 như thế nào?
Sửa đổi điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2024 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023) quy định như sau:
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây
a) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Căn cứ theo quy định khoản 5 Điều 317 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 (được bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023) quy định như sau:
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
...
5. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong việc giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Theo như quy định trên, kể từ ngày 1/7/2023 điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự được bổ sung điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong việc giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Theo đó, vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng thì được giải quyết theo thủ tục rút gọn mà không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Sửa đổi điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2024 như thế nào?
Vụ án dân sự không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
...
3. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới sau đây làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường:
a) Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;
b) Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá;
c) Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
đ) Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập;
e) Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Theo đó, Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn khi xuất hiện các tình tiết sau:
- Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;
- Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá;
- Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập
- Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp tại điểm c khoản 1 Điều 317 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.
Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử theo thủ tục rút gọn phải có các nội dung chính nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 318 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn
...
2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án ra quyết định;
c) Vụ án được đưa ra xét xử theo thủ tục rút gọn;
d) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của nguyên đơn, bị đơn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện quy định tại Điều 187 của Bộ luật này, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
đ) Họ, tên Thẩm phán, Thư ký Tòa án; họ, tên Thẩm phán dự khuyết (nếu có);
e) Họ, tên Kiểm sát viên; họ, tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);
g) Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
h) Xét xử công khai hoặc xét xử kín;
i) Họ, tên những người được triệu tập tham gia phiên tòa.
Theo như quy định trên, quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử theo thủ tục rút gọn phải có các nội dung chính theo quy định trên.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2024
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủ tục rút gọn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?