Sửa đổi quy định về việc xác định tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của tổ chức trong nước?
- Sửa đổi quy định về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của tổ chức trong nước như thế nào?
- Ngân hàng chưa đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn phải có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước để đăng ký áp dụng tỷ lệ an toàn vốn đúng không?
- Khi nào thì áp dụng việc Sửa đổi quy định về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của tổ chức trong nước?
Sửa đổi quy định về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của tổ chức trong nước như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Thông tư 22/2019/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2022/TT-NHNN như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư /số 22/2019/TT-NHNN
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 20 như sau:
“ a) Tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài (bao gồm cả tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác), trừ các khoản sau đây:
(i) Tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng;
(ii) Tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước;
(iii) Tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước theo lộ trình sau đây:
- Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến 31/12/2023: 50% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước;
- Từ ngày 01/01/2024 đến 31/12/2024: 60% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước;
- Từ ngày 01/01/2025 đến 31/12/2025: 80% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước;
- Từ ngày 01/01/2026: 100% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước
Như vậy, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi vẫn tính theo quy định hiện hành tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN nhưng có sự thay đổi về tổng tiền gửi.
Tổng tiền gửi bao gồm:
- Tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài (bao gồm cả tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác), trừ các khoản sau đây:
- Tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng;
- Tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước;
- Tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước theo lộ trình sau đây:
+ Từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2023: 50% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước;
+ Từ ngày 01/01/2024 đến 31/12/2024: 60% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước;
- Từ ngày 01/01/2025 đến 31/12/2025: 80% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước;
+ Từ ngày 01/01/2026: 100% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.
- Tiền gửi của cá nhân, trừ tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng.
- Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu.
Sửa đổi quy định về việc xác định tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của tổ chức trong nước?
Ngân hàng chưa đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn phải có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước để đăng ký áp dụng tỷ lệ an toàn vốn đúng không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Thông tư 22/2019/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2022/TT-NHNN như sau:
Hiệu lực thi hành
...
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:
“Điều 23. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này trước thời điểm quy định tại khoản 1 Điều này, gửi văn bản đăng ký áp dụng Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trong đó nêu rõ khả năng thực hiện, dự kiến thời điểm áp dụng. Thời điểm áp dụng Thông tư này đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có văn bản đăng ký theo thông báo bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính đăng ký áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước ngày 01/01/2020.
Văn bản đăng ký phải nêu rõ lý do tiếp tục thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kể từ ngày 01/01/2020 và kế hoạch (giải pháp, lộ trình) để đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư này chậm nhất kể từ ngày 01/01/2023, trừ trường hợp ngân hàng thực hiện theo lộ trình tại Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Phương án cơ cấu lại). Ngân hàng chưa đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này phải xây dựng kế hoạch (giải pháp, lộ trình) để đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư này, đưa vào Phương án cơ cấu lại, xin ý kiến của cấp có thẩm quyền theo quy định.
Thời điểm áp dụng Thông tư này là thời điểm ghi tại văn bản đăng ký hoặc lộ trình tại Phương án cơ cấu lại được phê duyệt. Trong thời gian chưa áp dụng Thông tư này, ngân hàng thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy theo định trên thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính đăng ký áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước ngày 01/01/2020.
Khi nào thì áp dụng việc Sửa đổi quy định về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của tổ chức trong nước?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 2022./.
Theo đó, Thông tư 26/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực kể từ ngày 31/12/2022. Do đó, những quy định liên quan đến việ sửa đổi về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của tổ chức trong nước cũng sẽ được áp dụng kể từ ngày 31/12/2022.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tỷ lệ dư nợ cho vay có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?