Tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh gì? Đăng ký giao dịch bảo đảm cho khoản vay được chính phủ bảo lãnh ở đâu?
- Tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh gì?
- Nguyên tắc chung về tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh như thế nào?
- Xác định giá trị tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được chính phủ bảo lãnh như thế nào?
- Đăng ký giao dịch bảo đảm cho khoản vay được chính phủ bảo lãnh ở đâu?
Tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BTC định nghĩa tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh như sau:
Tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh: là tài sản hình thành từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và tài sản khác thuộc sở hữu của Bên thế chấp, quyền sử dụng đất của Bên thế chấp được đăng ký giao dịch bảo đảm để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay được Chính phủ bảo lãnh của Bên thế chấp theo quy định của pháp luật.
Tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh gì? Đăng ký giao dịch bảo đảm cho khoản vay được chính phủ bảo lãnh ở đâu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc chung về tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 10/2016/TT-BTC quy định nguyên tắc chung về tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh như sau:
- Không được dùng tài sản hình thành từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác.
- Danh mục và giá trị tài sản thế chấp được Công ty kiểm toán độc lập xác nhận hàng năm.
- Đối với các tài sản hình thành từ nguồn vốn được Chính phủ bảo lãnh và các nguồn vốn khác, trường hợp Bên thế chấp có nhu cầu thế chấp một phần tài sản theo tỷ trọng vốn hình thành nên tài sản đó cho bên thứ ba:
+ Chỉ được thế chấp phần giá trị vượt quá dư nợ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ và phải có ý kiến của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
+ Các bên thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.
- Bên thế chấp chỉ được thay thế tài sản đang thế chấp bằng tài sản khác có giá trị tương đương nếu được Bên nhận thế chấp cho phép bằng văn bản.
- Việc chuyển nhượng, chuyển giao tài sản thế chấp gắn liền với việc chuyển nhượng, chuyển giao Dự án hoặc bán, trao đổi tài sản thế chấp của Bên thế chấp phải có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bộ Tài chính. Người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao kế thừa toàn bộ nghĩa vụ, trách nhiệm của Bên thế chấp về tài sản thế chấp tương ứng với phạm vi chuyển nhượng và có trách nhiệm thực hiện các thủ tục có liên quan tới điều chỉnh Hợp đồng thế chấp tài sản, đăng ký bổ sung giao dịch bảo đảm cùng thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển giao.
Xác định giá trị tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được chính phủ bảo lãnh như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 10/2016/TT-BTC quy định cách xác định giá trị tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được chính phủ bảo lãnh như sau:
- Đối với quyền sử dụng đất: được xác định theo quy định tại bảng khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố nơi có tài sản, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
- Đối với các tài sản khác từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và tài sản khác thuộc sở hữu của Bên thế chấp.
- Đối với tài sản đã hình thành: được xác định theo giá trị sổ sách phù hợp với quy định của pháp luật, do một công ty kiểm toán độc lập xác nhận.
- Đối với tài sản hình thành trong tương lai: bằng giá thỏa thuận trong các hợp đồng thương mại đã ký được tài trợ từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh; khi quyết toán Dự án bằng chi phí thực tế phải trả để hình thành tài sản theo hóa đơn chứng từ liên quan được phê duyệt.
Đăng ký giao dịch bảo đảm cho khoản vay được chính phủ bảo lãnh ở đâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 10/2016/TT-BTC quy định như sau:
Đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Hợp đồng thế chấp tài sản phải được Bên thế chấp đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) hoặc tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Đối với tài sản chưa có quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, Bên thế chấp báo cáo Bộ Tài chính ngay trong hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh để trình Thủ tướng Chính phủ việc áp dụng quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm.
3. Bên thế chấp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ có liên quan đến việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
4. Bên thế chấp chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình đăng ký giao dịch bảo đảm.
Như vậy theo quy định trên đăng ký giao dịch bảo đảm cho khoản vay được chính phủ bảo lãnh tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) hoặc tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khoản vay được Chính phủ bảo lãnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?