Tải về Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế được sửa đổi bởi Nghị định 144/2024 ở đâu?
Tải về Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế được sửa đổi bởi Nghị định 144/2024 ở đâu?
Ngày 01/11/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Cụ thể, tại Điều 1 Nghị định 144/2024/NĐ-CP đã sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng quy định tại Phụ lục I - Biểu thuế xuất khẩu, Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Điều 3 Nghị định 26/2023/NĐ-CP thành các mức thuế suất thuế xuất khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 144/2024/NĐ-CP.
Theo đó, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế hiện được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP được sửa đổi tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 144/2024/NĐ-CP như sau:
Tải về Phụ lục I - Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP
Tải về Phụ lục I - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế theo Nghị định 144/2024/NĐ-CP
Lưu ý: Nghị định 144/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/12/2024.
Theo đó, kể từ 16/12/2024, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Trên đây là Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế.
Tải về Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế được sửa đổi bởi Nghị định 144/2024 ở đâu? (Hình từ internet)
Thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu hiện nay như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 có quy định về thời hạn nộp thuế như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
- Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế 2019.
Theo đó, thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu hiện nay được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Ban hành biểu thuế, thuế suất nhập khẩu phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 có quy định về nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất nhập khẩu như sau:
- Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.
- Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.
Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là khi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:
Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế
...
2. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Theo đó, thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Lưu ý: Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Phạm Ngô Hồng Phúc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biểu thuế xuất khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ của hãng hàng không nước ngoài gồm giấy tờ gì?
- Admm+ là cơ chế hợp tác nào? Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia nào? Hội nghị Admm+ là gì?
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ trong bao lâu?
- Tải Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú? Đối tượng nào sử dụng Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú?
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ từ 01 01 2025 là bao nhiêu?