Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định là gì và mức xử phạt là bao nhiêu?
Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Thông tư 82/2022/TT-BQP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm a khoản 3, điểm c, điểm d, điểm e khoản 5, khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP
1. Hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm:
a) Tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền hoặc đi vào khu vực biên giới đất liền của những người được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ cư dân biên giới:
Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới đất liền, người chưa được phép xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh;
Người đang bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú;
Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;
Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành;
Người không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Cư dân biên giới; người có giấy phép của cơ quan Công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới đất liền; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; sĩ quan, công nhân, viên chức, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân có đơn vị đóng quân ở khu vực biên giới đất liền;
Trường hợp những người không được cư trú trong khu vực biên giới đất liền nhưng có lý do đặc biệt vào khu vực biên giới đất liền theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Thông tư số 43/2015/TT-BQP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như có bố, mẹ, vợ chồng, con chết hoặc ốm đau, ngoài giấy tờ tùy thân phải có giấy phép của Công an cấp xã nơi người đó cư trú, đồng thời phải trình báo Đồn Biên phòng hoặc Công an cấp xã sở tại biết thời gian lưu trú ở khu vực biên giới; trường hợp ở qua đêm hoặc vào vành đai biên giới được sự đồng ý của Đồn Biên phòng sở tại thì không bị xử phạt về hành vi “Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định”.
b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền mà không chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Đồn Biên phòng, Công an cấp xã sở tại và lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật.
Theo như điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định.
Theo đó, tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định được hiểu là hành vi tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền hoặc đi vào khu vực biên giới đất liền của những người không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền hoặc tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền mà không chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Đồn Biên phòng, Công an cấp xã sở tại và lực lượng chức năng.
Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định là gì và mức xử phạt là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hành vi tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
...
b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định;
Theo đó, hành vi tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý, mức xử phạt vi phạm hành chính nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính gấp 02 lần cá nhân.
Tại điểm c khoản 11 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP và điểm a khoản 12 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền
..
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
c) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1; điểm d, điểm đ khoản 2; điểm c, điểm đ khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 4; điểm b khoản 6; điểm b khoản 7; khoản 8; điểm a khoản 9; khoản 10 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc rời khỏi khu vực biên giới đất liền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; điểm d, điểm đ khoản 2; điểm d, điểm đ khoản 3; điểm b, điểm d khoản 4; điểm a khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7 Điều này;
Theo đó, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính thì người vi phạm còn bị trục xuất và buộc rời khỏi khu vực biên giới đất liền.
Những người nào không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Nghị định 34/2014/NĐ-CP quy định về những người không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền như sau:
- Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới đất liền, người chưa được phép xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh;
- Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;
- Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;
- Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
- Người không thuộc diện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 34/2014/NĐ-CP.
Thông tư 82/2022/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 8/01/2023.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khu vực biên giới đất liền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là mẫu nào?
- Tổ chức Đảng vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trong trường hợp nào theo Quy định 69?
- Quỹ phát triển đất có được huy động vốn không? Nguồn tài chính của Quỹ phát triển đất có phải được phân bổ từ việc huy động vốn không?
- Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng có bị phạt không?
- Có mấy biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng? Hợp đồng tư vấn xây dựng có bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng?