Tăng cường công tác quản lý đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bằng những biện pháp gì?

Cho tôi hỏi: Tăng cường công tác quản lý đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bằng những biện pháp gì? Câu hỏi của anh Tuyến đến từ Thái Bình.

Tăng cường công tác quản lý đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bằng những biện pháp gì?

Căn cứ tại Công văn 370/TCHQ-GSQL năm 2023 quy định tăng cường công tác quản lý đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bằng những biện pháp sau:

- Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại Công văn 5516/TCHQ-GSQL năm 2022 về việc xe quá khổ giới hạn vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan và Công văn 1023/TCHQ-GSQL năm 2022 về việc sử dụng seal định vị điện tử để niêm phong, giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, nếu có dấu hiệu cảnh báo vi phạm từ Hệ thống seal định vị điện tử thì phải kiểm tra, xử lý ngay nhằm đảm bảo ngăn chặn kịp thời vi phạm xảy ra.

- Đối với hàng hóa vận chuyển là hàng rời:

Ngoài việc thực hiện các trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi đi và cơ quan hải quan nơi đến quy định tại Điều 51 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC, các đơn vị tăng cường công tác quản lý hải quan đối với hàng hóa là hàng rời vận chuyển chịu sự giám sát hải quan như sau:

+ Chỉ phê duyệt hàng hóa đủ điều kiện vận chuyển đi nếu phương tiện chứa hàng trên phương tiện vận tải đáp ứng điều kiện niêm phong, giám sát hải quan trong quá trình vận chuyển.

+ Trường hợp hàng rời thực hiện thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải: Chi cục Hải quan nơi hàng hóa thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải giám sát chặt chẽ trong quá trình xếp dỡ, chuyển hàng hóa sang phương tiện vận tải mới để vận chuyển đến địa điểm tiếp theo, đảm bảo không để lợi dụng đưa hàng hóa có nguồn gốc trong nước vận chuyển ra nước ngoài.

+ Cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi lập Biên bản chứng nhận theo mẫu số 35/BBCN/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC, chụp ảnh nguyên trạng và ghi nhận thông tin chi tiết vào Hệ thống gồm: tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có).

+ Thực hiện gắn seal định vị điện tử trên phương tiện vận tải để giám sát hành trình, thời gian dừng đỗ trong quá trình vận chuyển hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan và theo dõi, xử lý các cảnh báo từ Hệ thống seal định vị điện tử nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận xảy ra.

- Thu thập thông tin, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hải quan đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan của các doanh nghiệp vận chuyển, đặc biệt là các doanh nghiệp đánh giá có rủi ro cao.

- Quán triệt đến cán bộ, công chức trực thuộc thực hiện nghiêm các quy định pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan; Nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức thừa hành trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh nói riêng và hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan nói chung. Xem xét xử lý nghiêm đối với các trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

Tăng cường công tác quản lý đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bằng những biện pháp gì?

Tăng cường công tác quản lý đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bằng những biện pháp gì? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc chung khi áp dụng biện pháp kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định nguyên tắc chung khi áp dụng biện pháp kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

- Việc xác định hàng hóa phải kiểm tra thực tế được dựa trên quản lý rủi ro thông qua phân luồng của Hệ thống; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thực hiện quyết định kiểm tra theo thông báo phân luồng của Hệ thống và kiểm tra ngẫu nhiên đánh giá sự tuân thủ của người khai hải quan theo quy định, hướng dẫn của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; trên cơ sở đó thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

- Việc kiểm tra hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thực hiện kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.

Việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp tuân thủ được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp tuân thủ được thực hiện như sau:

- Kiểm tra trực tiếp hồ sơ trong các trường hợp:

+ Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.

+ Lựa chọn không quá 5% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro.

+ Hàng hóa theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải kiểm tra trực tiếp hồ sơ.

- Kiểm tra thực tế hàng hóa trong các trường hợp:

+ Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.

+ Lựa chọn không quá 1% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro.

+ Theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vận chuyển hàng hóa

Phạm Thị Kim Linh

Vận chuyển hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vận chuyển hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vận chuyển hàng hóa
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu? Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì?
Pháp luật
Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Khi vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ thì bị xử phạt như thế nào và có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung không?
Pháp luật
Kích thước xếp hàng hóa trên xe máy là bao nhiêu? Điều khiển xe máy khi vận chuyển hàng hóa cần lưu ý những vấn đề nào?
Pháp luật
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người vận chuyển làm hư hỏng hàng hoá của hành khách bằng đường hàng không như thế nào?
Pháp luật
Vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô tải vào khu vực hạn chế của cảng hàng không thì có cần trả phí dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không hay không?
Pháp luật
Tăng cường công tác quản lý đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bằng những biện pháp gì?
Pháp luật
Khi xếp hàng hóa vào công-ten-nơ có phải chèn và lót để hàng hóa trong công-ten-nơ không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển không?
Pháp luật
Khi xếp hàng lên xe tự đổ thì cần phải đảm bảo những nguyên tắc xếp tải nào để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa?
Pháp luật
Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ là xăng dầu trên đường phải tuân thủ nguyên tắc gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào