Tăng cường tuần tra, kiểm soát trên biển và kiên quyết xua đuổi tàu cá nước ngoài vi phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam?
Tăng cường tuần tra, kiểm soát trên biển và kiên quyết xua đuổi tàu cá nước ngoài vi phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam?
Vừa qua, đã xảy ra tình trạng tàu cá của Việt Nam bị ca nô lạ áp sát và tấn công. Hậu quả là tài sản trên tàu cá của Việt Nam đã bị người trên ca nô lạ cướp đi và nổ súng làm bị thương ngư dân Việt Nam.
Trước bối cảnh đó, ngày 11/9/2022 thì Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 121/NQ-CP năm 2022 yêu cầu Bộ Quốc phòng tập trung thực hiện một số nội dung sau đây trong thời gian tới:
- Bộ Quốc phòng chỉ đạo toàn quân duy trì nghiêm sẵn sàng chiến đấu; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ.
- Tăng cường tuần tra, kiên quyết xua đuổi tàu cá nước ngoài vi phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam, bảo vệ an toàn các hoạt động kinh tế của ta trên biển; tuyên truyền vận động ngư dân ta không vi phạm vùng biển nước ngoài; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống đánh bắt trái phép, không khai báo, không báo cáo.
Theo đó, Bộ Quốc phòng phải tăng cường tuần tra, kiểm soát trên biển để xua đuổi những tàu cá nước ngoài vi phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam. Hoạt động tuần tra, kiểm soát trên biển nhằm bảo vệ an toàn các hoạt động kinh tế của nước ta trên biển cũng như là an toàn cho các ngư dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng cũng phải chỉ đạo toàn quân luôn duy trì trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
Tăng cường tuần tra, kiểm soát trên biển và kiên quyết xua đuổi tàu cá nước ngoài vi phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam? (Hình từ Internet)
Lực lượng nào sẽ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển?
Căn cứ vào Điều 47 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:
Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển bao gồm:các lực lượng có thẩm quyền thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.
2. Lực lượng dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương, lực lượng bảo vệ của tổ chức, cơ quan đóng ven biển và các lực lượng khác có trách nhiệm tham gia tuần tra, kiểm soát trên biển khi được cơ quan có thẩm quyền huy động.
Theo đó, lực lượng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển sẽ là những lực lượng có thẩm quyền thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân và các lực lượng chuyên ngành khác.
Bên cạnh đó, dân quân tự vệ tại các tỉnh, thành phố ven biển cũng sẽ tham gia tuần tra, kiểm soát trên biển nếu như cơ quan có thẩm quyền huy động thực hiện nhiệm vụ.
Việc xử lý vi phạm của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 50 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:
Dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm
1. Căn cứ vào quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển ra quyết định xử lý vi phạm tại chỗ hoặc dẫn giải người, tàu thuyền vi phạm vào bờ hoặc yêu cầu cơ quan hữu quan của quốc gia mà tàu mang cờ, quốc gia nơi tàu đó đến để xử lý vi phạm.
2. Khi dẫn giải vào bờ để xử lý, người và tàu thuyền vi phạm phải được áp giải về cảng, bến hay nơi trú đậu gần nhất được liệt kê trong danh mục cảng, bến hay nơi trú đậu đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công bố theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vì yêu cầu bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người trên tàu thuyền, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể quyết định dẫn giải người và tàu thuyền vi phạm đó đến cảng, bến hay nơi trú đậu gần nhất của Việt Nam hoặc của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Theo đó, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển sẽ căn cứ vào quy định pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm để quyết định xử lý vi phạm ngay tại chỗ hoặc dẫn giải người, tàu thuyền vi phạm vào bờ để xử lý vi phạm.
Bên cạnh đó, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển cũng có thẩm quyền thực hiện biện pháp ngăn chặn theo Điều 51 Luật Biển Việt Nam 2012 như sau:
Biện pháp ngăn chặn
1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam; tàu thuyền được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm có thể bị tạm giữ nhằm ngăn chặn việc vi phạm pháp luật hoặc để bảo đảm việc xử lý theo pháp luật.
2. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật; việc tạm giữ tàu thuyền được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể bắt, tạm giữ, tạm giam cá nhân có hành vi vi phạm, tàu thuyền được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm hoặc xử lý theo quy định pháp luật.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vùng biển Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc đăng ký và phê duyệt lịch công tác của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước và các đơn vị trực thuộc bằng phần mềm Họp không giấy thế nào?
- Các trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư 55/2024 như thế nào?
- Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Khu vực nào phải xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn?