Tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ 01/7/2023?
Tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi tăng lương cơ sở?
Căn cứ vào Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Theo đó, đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã phường thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ là mức lương cơ sở.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thu nhập cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Hiện nay, tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Do đó, đối với người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là 1.490.000 đồng
Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thu nhập cao hơn 29.800.000 đồng/tháng thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là 29.800.000 đồng.
Vào ngày 11/11/2022 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua việc tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng thành 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023.
Như vậy, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/7/2023 của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ tăng như sau:
- Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã phường thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ là 1.800.000 đồng
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thu nhập cao hơn 36.000.000 đồng/tháng thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là 36.000.000 đồng.
Tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ 01/7/2023?
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gồm những khoản nào?
Căn cứ vào Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Theo đó, đối với cán bộ, công chức, viên chức thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ gồm có tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bận quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề.
Đối với người lao động thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ là mức lương và phụ cấp lương theo quy định pháp luật,
Những đối tượng nào phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?