Tàu nước ngoài không neo đậu tại cảng mà vào nhà máy sửa chữa thì cần chuẩn bị những giấy phép gì?
Tàu nước ngoài vào nhà máy sửa chữa tại Việt Nam có phải kiểm tra biên phòng không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 77/2017/NĐ-CP về nội dung này như sau:
Đối tượng kiểm tra, giám sát biên phòng
1. Tàu thuyền Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh; tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng; tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa trong phạm vi cửa khẩu cảng; các phương tiện khác của Việt Nam và nước ngoài ra, vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng.
2. Tàu thuyền nước ngoài vào neo đậu, sửa chữa tại các cơ sở đóng mới, cải hoán hoặc sửa chữa tàu biển ngoài phạm vi cửa khẩu cảng.
Theo đó, tàu nước ngoài khi ra vào cửa khẩu cảng Việt Nam để sửa chữa tại nhà máy sửa chữa mà không thuộc phạm vi cửa khẩu cảng thì phải chịu sự giám sát, kiểm tra biên phòng.
Tàu nước ngoài không neo đậu tại cảng mà vào nhà máy sửa chữa thì cần chuẩn bị những giấy phép gì?
Nội dung kiểm tra, giám sát biên phòng và các biện pháp kiểm tra đối với tàu nước ngoài được quy định như thế nào?
Nội dung kiểm tra, giám sát biên phòng và các biện pháp kiểm tra đối với tàu nước ngoài được quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định 77/2017/NĐ-CP như sau:
Về nội dung kiểm tra, giám sát biên phòng:
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các loại giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định này.
- Kiểm tra thuyền viên, hành khách thực tế trên tàu thuyền.
- Giám sát hoạt động của người, tàu thuyền và các loại phương tiện khác của Việt Nam, nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 18 Nghị định này.
Về biện pháp kiểm tra, giám sát biên phòng:
- Kiểm tra, đối chiếu thông tin khai báo trong các bản khai điện tử, bản khai giấy do người làm thủ tục nộp với các loại giấy tờ do người làm thủ tục xuất trình.
- Kiểm tra, đối chiếu giữa các loại giấy tờ quy định điểm b khoản 4 Điều 18 Nghị định này với nhân dạng của người mang các loại giấy tờ đó.
- Kiểm tra, đối chiếu giữa nội dung ghi trong các loại giấy tờ quy định tại các điểm c, d khoản 4 Điều 18 Nghị định này với hoạt động của người, phương tiện được cấp các loại giấy tờ đó.
- Kiểm tra, giám sát trực tiếp tại tàu thuyền trong các trường hợp:
+ Tàu chở khách du lịch quốc tế;
+ Tàu thuyền, người đi trên tàu thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh, an ninh;
Trường hợp tàu thuyền, người đi trên tàu thuyền có hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực hải quan, hàng hải và phòng, chống dịch bệnh, Biên phòng cửa khẩu cảng có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, giám sát trực tiếp tại tàu thuyền khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng;
+ Có người trốn trên tàu thuyền;
+ Có căn cứ xác định thông tin khai báo về tàu thuyền, thuyền viên, hành khách không đầy đủ, không chính xác;
+ Xét thấy cần thiết theo văn bản đề nghị của chủ tàu hoặc thuyền trưởng;
+ Đồn trưởng đồn Biên phòng cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Biên phòng cửa khẩu cảng quyết định việc thực hiện kiểm tra, giám sát trực tiếp tại tàu thuyền và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Giám sát theo khu vực tại cầu cảng, vùng nước cảng.
- Giám sát trực tiếp tại cổng cảng, trạm kiểm soát.
- Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật.
- Tuần tra, kiểm soát cơ động.
- Các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
Tàu nước ngoài không neo đậu tại cảng mà vào nhà máy sửa chữa thì cần chuẩn bị những giấy phép gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 77/2017/NĐ-CP thì Tàu nước ngoài không neo đậu tại cảng mà vào nhà máy sửa chữa thì cần chuẩn bị những giấy phép sau:
Đối tượng kiểm tra, giám sát biên phòng
...
4. Các loại giấy tờ của người, phương tiện ra, vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng, gồm:
a) Bản khai điện tử, bản khai giấy do người làm thủ tục khai báo, nộp khi làm thủ tục biên phòng, đăng ký đến, rời cửa khẩu cảng cho tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa;
b) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài; hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân của người Việt Nam;
c) Chứng chỉ, thẻ hành nghề tương ứng với mục đích hoạt động của người Việt Nam và người nước ngoài tại cửa khẩu cảng;
d) Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho tàu thuyền và các phương tiện khác vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng thuộc lĩnh vực phải được cấp phép theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các loại giấy tờ mà tàu nước ngoài phải chuẩn bị khi ra vào cửa khẩu Việt Nam để sửa chữa, cụ thể gồm:
- Bản khai điện tử, bản khai giấy do người làm thủ tục khai báo, nộp khi làm thủ tục biên phòng, đăng ký đến, rời cửa khẩu cảng cho tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa;
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài; hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân của người Việt Nam;
- Chứng chỉ, thẻ hành nghề tương ứng với mục đích hoạt động của người Việt Nam và người nước ngoài tại cửa khẩu cảng;
- Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho tàu thuyền và các phương tiện khác vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng thuộc lĩnh vực phải được cấp phép theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tàu thuyền nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?