Tên trường phổ thông dân tộc nội trú có bắt buộc phải bao gồm tên địa phương không? Trường phổ thông dân tộc nội trú do ai thành lập?
Trường phổ thông dân tộc nội trú được đặt tên theo nguyên tắc nào?
Quy định chung về tên trường quy định tại Điều 5 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, có nội dung như sau
Tên trường, biển tên trường
1. Việc đặt tên trường được quy định như sau:
a) Tên trường: Trường trung học cơ sở (hoặc: trung học phổ thông; tiểu học và trung học cơ sở; trung học cơ sở và trung học phổ thông; tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; trung học phổ thông chuyên) + tên riêng của trường.
b) Việc đặt tên riêng của trường phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường; phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Quy định này không đề cập đến tên gọi phải bao gồm tên đơn vị hành chính tại địa phương đó, tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có quy định:
Tên trường, biển tên trường
1. Việc đặt tên trường PTDTNT được quy định như sau
Trường PTDTNT trung học cơ sở (hoặc: PTDTNT trung học phổ thông; PTDTNT trung học cơ sở và trung học phổ thông) + tên riêng (nếu có) + tên đơn vị hành chính cấp huyện (hoặc cấp tỉnh).
Theo đó, trường phổ thông dân tộc nội trú được đặt tên theo nguyên tắc sau:
Trường PTDTNT trung học cơ sở (hoặc: PTDTNT trung học phổ thông; PTDTNT trung học cơ sở và trung học phổ thông) + tên riêng (nếu có) + tên đơn vị hành chính cấp huyện (hoặc cấp tỉnh).
Như vậy, đối với tên trường phổ thông dân tộc nội trú thì phải bao gồm tên đơn vị hành chính cấp huyện (hoặc cấp tỉnh).
Ví dụ: Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú tỉnh Phú Yên, Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Thuận Bắc,...
Tên trường phổ thông dân tộc nội trú có bắt buộc phải bao gồm tên địa phương hay không? Trường phổ thông dân tộc nội trú do ai thành lập? (Hình từ Internet)
Biển tên trường phổ thông dân tộc nội trú được ghi như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có quy định:
Tên trường, biển tên trường
...
3. Biển tên trường ghi những nội dung sau
a) Góc phía trên, bên trái
- Đối với trường PTDTNT trung học cơ sở
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và tên huyện;
Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Đối với trường PTDTNT có cấp học cao nhất là cấp trung học phổ thông
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và tên tỉnh;
Dòng thứ hai: Sở Giáo dục và Đào tạo;
b) Ở giữa ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này;
c) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của nhà trường.
Theo đó, biển tên trường phổ thông dân tộc nội trú được ghi như sau:
(1) Góc phía trên, bên trái
- Đối với trường PTDTNT trung học cơ sở
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và tên huyện;
Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Đối với trường PTDTNT có cấp học cao nhất là cấp trung học phổ thông
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và tên tỉnh;
Dòng thứ hai: Sở Giáo dục và Đào tạo;
(2) Ở giữa ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này;
(3) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của nhà trường.
Trường phổ thông dân tộc nội trú do ai thành lập?
Căn cứ Điều 68 Nghị định 46/2017/NĐ-CP có quy định:
Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện.
2. Hồ sơ đề nghị thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú gồm các văn bản như đối với hồ sơ đề nghị thành lập trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này.
3. Trình tự thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng đề án và phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định đề án thành lập trường quy định tại Điều 67 của Nghị định này và lập hồ sơ đề nghị thành lập trường trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú. Trường hợp chưa quyết định thành lập trường thì có văn bản thông báo cho các cơ quan có liên quan nêu rõ lý do.
Theo đó, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện là do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 10/04/2023
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường phổ thông dân tộc nội trú có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?