Thành viên đoàn thanh tra không phải là Thanh tra viên có được không? Thành viên khác của Đoàn thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Thành viên khác của Đoàn thanh tra là ai? Thành viên đoàn thanh tra không phải là Thanh tra viên có được không?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên khác của Đoàn thanh tra là Thanh tra viên ra sao?
- Thành viên khác của Đoàn thanh tra không phải là Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Thành viên khác của Đoàn thanh tra vi phạm pháp luật thì xử lý ra sao?
Thành viên khác của Đoàn thanh tra là ai? Thành viên đoàn thanh tra không phải là Thanh tra viên có được không?
Căn cứ theo khoản 16 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
16. Người tiến hành thanh tra bao gồm người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra và thành viên khác của Đoàn thanh tra.
Theo đó, có thể hiểu thành viên khác của Đoàn thanh tra là người tiến hành thanh tra, không phải là Trưởng đoàn thanh tra, thực hiện nhiệm vụ xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra.
Tại khoản 2 Điều 60 Luật Thanh tra 2022 có quy định về cơ cấu của Đoàn thanh tra như sau:
Đoàn thanh tra
...
2. Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra và thành viên khác. Thành viên khác của Đoàn thanh tra bao gồm Thanh tra viên và người khác tham gia Đoàn thanh tra nhưng không phải là Thanh tra viên.
Trường hợp cần thiết, Đoàn thanh tra có Phó Trưởng đoàn thanh tra để giúp Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một số hoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng đoàn thanh tra giao.
Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có) phải là người đã được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên.
Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
Từ quy định trên thì thành viên của Đoàn thanh tra bao gồm:
- Trưởng Đoàn thanh tra;
- Thành viên khác của Đoàn thanh tra (là Thanh tra viên hoặc không phải là Thanh tra viên).
Do đó, thành viên của Đoàn thanh tra có thể bao gồm người không phải là thanh tra viên.
Thành viên đoàn thanh tra không phải là Thanh tra viên có được không? Thành viên khác của Đoàn thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên khác của Đoàn thanh tra là Thanh tra viên ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Thanh tra 2022, nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên khác của Đoàn thanh tra là Thanh tra viên được xác định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên khác của Đoàn thanh tra
1. Thành viên khác của Đoàn thanh tra là Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;
c) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;
d) Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
đ) Báo cáo Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
Như vậy, thanh tra viên là thành viên khác của Đoàn thanh tra sẽ có 06 nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.
Thành viên khác của Đoàn thanh tra không phải là Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 82 Luật Thanh tra 2022, thành viên khác của Đoàn thanh tra không phải là Thanh tra viên có 04 nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra;
- Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Báo cáo Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
Thành viên khác của Đoàn thanh tra vi phạm pháp luật thì xử lý ra sao?
Về vấn đề này, Điều 54 Luật Thanh tra 2022 có quy định:
Xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý ký luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp sau khi kết thúc thanh tra mà cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện vụ việc có vi phạm pháp luật xảy ra tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được thanh tra về cùng một nội dung mà Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra có lỗi thì phải chịu trách nhiệm; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp Đoàn thanh tra đã phát hiện và báo cáo về vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng người ra quyết định thanh tra không xử lý thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, người ra quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thành viên Đoàn thanh tra đã phát hiện và báo cáo về vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng Trưởng đoàn thanh tra không xử lý thì thành viên đó không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi thành viên khác của Đoàn thanh tra không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý tương ứng.
Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đoàn thanh tra có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biểu thuế nhập khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế được sửa đổi bởi Nghị định 144/2024 áp dụng từ 16 12 thế nào?
- Ngân hàng nhà nước khi có nhu cầu gia công vàng miếng SJC có phải gửi văn bản yêu cầu gia công không?
- Năm ngân sách kết thúc vào ngày nào? Khi kết thúc năm ngân sách, ngân sách cấp trên hỗ trợ ngân sách địa phương trong trường hợp nào?
- Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp? Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là ngày mấy? Mục đích tổ chức Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam?
- Giá điện năng thị trường là gì? Giá thị trường áp dụng cho đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch quy định như thế nào?