Thế nào là hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương? Chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương bao gồm những nội dung gì?
Thế nào là hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương?
Căn cứ Thông tư 33/2022/TT-BCT ngày 20/12/2022 của Bộ Công thương về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương gồm: Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương và Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 33/2022/TT-BCT như sau:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương là tập hợp các chỉ tiêu thống kê ngành, lĩnh vực công nghiệp và thương mại, là công cụ để thu thập và tổng hợp thông tin thống kê ngành Công Thương phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, xây dựng và hoạch định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Công Thương, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê về ngành Công Thương của các tổ chức, cá nhân.
Hệ thống này là cơ sở để phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình điều tra thống kê, Chế độ báo cáo thống kê, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê ngành Công Thương.
Thế nào là hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương? Chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 33/2022/TT-BCT như sau:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương
...
4. Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, gồm: Nhóm chỉ tiêu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực Công Thương; Nhóm chỉ tiêu quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ và đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ. Mỗi chỉ tiêu gồm: Tên gọi, khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin theo quy định của Luật Thống kê.
Theo đó, nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương bao gồm:
- Nhóm chỉ tiêu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực Công Thương;
- Nhóm chỉ tiêu quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ và đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ.
Mỗi chỉ tiêu gồm: Tên gọi, khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin theo quy định của Luật Thống kê.
Tải Phụ lục 2 Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương Tại đây.
Công tác kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước của ngành công thương được quy định thế nào?
Căn cứ Nghị định 94/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về phổ biến thông tin thống kê nhà nước và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thống kê.
Công tác kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước được thực hiện theo Điều 12 Nghị định 94/2016/NĐ-CP.
Cụ thể bao gồm những nội dung sau:
- Phạm vi kiểm tra: Kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê của chỉ tiêu thống kê quốc gia, chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã được cấp có thẩm quyền công bố.
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra tính chính xác, phù hợp của số liệu, thông tin thống kê sử dụng so với số liệu, thông tin thống kê đã được công bố; việc trích dẫn nguồn thông tin khi sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước đã được công bố.
- Chu kỳ kiểm tra: Định kỳ hoặc đột xuất.
- Đối tượng kiểm tra: Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước.
- Thẩm quyền quyết định kiểm tra: Thủ trưởng cơ quan thống kê trung ương.
- Quy trình thực hiện kiểm tra:
+ Xây dựng và phê duyệt kế hoạch kiểm tra;
+ Thông báo kế hoạch kiểm tra;
+ Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
+ Tiến hành kiểm tra thực tế;
+ Lập biên bản kiểm tra;
+ Báo cáo kết quả kiểm tra.
- Xử lý vi phạm: Trường hợp phát hiện sai phạm trong việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê đã được công bố thì cơ quan thống kê trung ương xử lý theo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thống kê trung ương trong hoạt động kiểm tra sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước.
Thông tư 33/2022/TT-BCT sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 04/02/2023.
Thông tư này thay thế Thông tư 40/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?
- Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?
- Khi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới có cần phải báo cáo thông tin AE trong các thử nghiệm đa quốc gia mà Việt Nam tham gia không?
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?