Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
- Mục đích và phương pháp giám sát thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
- Nội dung giám sát thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
- Các bước giám sát thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Mục đích và phương pháp giám sát thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ theo tiểu mục 1, tiểu mục 3 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH quy định về mục đích và phương pháp giám sát thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 như sau:
- Mục đích: Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý Chương trình; kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình ở các cấp trung ương, địa phương; qua đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong tổ chức thực hiện và theo dõi việc thực hiện kiến nghị đã đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý.
- Phương pháp quan sát:
+ Thu thập các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của địa phương về thực hiện Chương trình; báo cáo giám sát, đánh giá và các tài liệu liên quan.
+ Khảo sát, kiểm tra thực địa.
+ Tham vấn cán bộ xã, thôn, bản: Cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, thành viên Ban quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã (sau đây gọi là Ban quản lý cấp xã), trưởng thôn, bản.
+Tham vấn các đối tượng thụ hưởng để đánh giá mức độ tiếp cận và thụ hưởng Chương trình.
Nội dung giám sát thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung giám sát thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 như sau:
“2. Nội dung giám sát:
a) Nội dung giám sát của chủ chương trình
- Theo dõi, kiểm tra công tác quản lý Chương trình: Xây dựng hệ thống văn bản quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; lập kế hoạch thực hiện giai đoạn 5 năm và kế hoạch hằng năm; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai chương trình; truyền thông, tăng cường năng lực quản lý chương trình, dự án thành phần.
- Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình: Tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; khối lượng thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc chương trình.
- Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, dự toán ngân sách nhà nước: Huy động, sử dụng vốn thực hiện chương trình, dự án thành phần; tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thực hiện các dự án đầu tư, nội dung, hoạt động thuộc chương trình, dự án thành phần (giải ngân, thanh toán, quyết toán, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có).
- Theo dõi, kiểm tra năng lực tổ chức thực hiện, việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, quản lý đầu tư, biện pháp xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản Chương trình.
- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành chế độ giám sát, đánh giá chương trình của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình.
- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình, kết quả xử lý các vướng mắc, khó khăn thuộc thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.
b) Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần
- Theo dõi, kiểm tra các nội dung về: Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện dự án thành phần theo phân cấp: công tác truyền thông, tăng cường năng lực quản lý, thực hiện nội dung, hoạt động dự án thành phần.
- Theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động dự án thành phần.
- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư, quản lý ngân sách nhà nước, năng lực quản lý dự án thành phần, việc xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của cơ quan chủ quản chương trình.
- Theo dõi các nội dung về: Tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần; lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư; thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước, kết quả giải ngân; khó khăn, vướng mắc phát sinh và kết quả xử lý.
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án thành phần; kết quả xử lý vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.
c) Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản chương trình
- Nội dung theo dõi:
+ Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ chương trình, chủdự án thành phần thuộc chương trình theo quy định.
+ Tổng hợp tình hình thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thuộc chương trình.
+ Tổng hợp tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ thực hiện các mục tiêu của chương trình; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình và kết quả xử lý.
+ Việc chấp hành các biện pháp xử lý của chủ chương trình, chủ dự án thành phần.
+ Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
- Nội dung kiểm tra:
+ Việc quản lý thực hiện chương trình của chủ chương trình và việc quản lý thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình của chủ dự án thành phần.
+ Việc chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan.”
Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Các bước giám sát thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH quy định về các bước giám sát thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 bao gồm:
- Cấp trung ương
+ Thông báo cho Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh về kế hoạch giám sát.
+ Thu thập các thông tin về chỉ đạo, tổ chức, thực hiện Chương trình.
+ Chọn ngẫu nhiên huyện, xã để giám sát thực tế.
+ Tiến hành các nội dung giám sát theo kế hoạch.
- Cấp tỉnh
+ Thông báo cho Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện về kế hoạch giám sát.
+ Thu thập các thông tin về chỉ đạo, tổ chức, thực hiện Chương trình. - Chọn ngẫu nhiên xã, thôn bản để giám sát thực tế.
+ Tiến hành các nội dung giám sát theo kế hoạch.
- Cấp huyện
+ Thông báo với Ban quản lý cấp xã về kế hoạch giám sát.
+ Chọn ngẫu nhiên thôn, bản để tiến hành giám sát.
+ Thu thập các tài liệu liên quan.
+ Tiến hành kiểm tra ở thôn, bản và tham vấn trực tiếp với đối tượng hưởng lợi Chương trình.
- Cấp xã
+ Ban quản lý cấp xã báo cáo tình hình thực hiện Chương trình giảm nghèo.
+ Thu thập các tài liệu liên quan.
+ Tham vấn các đối tượng hưởng lợi về mức độ tiếp cận, thụ hưởng Chương trình.
Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 15/07/2022.
Phạm Văn Quốc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?