Thi công nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa theo Nghị định 57/2024/NĐ-CP cần đảm bảo các yêu cầu gì?
Thi công nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa là việc gì?
Căn cứ khoản 1, 2, 3 Điều 3 Nghị định 57/2024/NĐ-CP quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng nước cảng biển là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, bến phao, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải và các công trình phụ trợ khác.
2. Vùng nước đường thủy nội địa bao gồm đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
3. Nạo vét là hoạt động xây dựng sử dụng phương tiện, thiết bị cơ giới, thủy lực thi công dưới nước để lấy đi chất nạo vét, gồm nạo vét duy tu, nạo vét cơ bản và nạo vét khẩn cấp.
…
Như vậy, hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển là hoạt động xây dựng sử dụng phương tiện, thiết bị cơ giới, thủy lực thi công dưới nước để lấy đi chất nạo vét tại các khu vực là vùng nước giới hạn thiết lập vùng nước trước cầu cảng, bến phao, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải và các công trình phụ trợ khác.
Đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa là hoạt động xây dựng sử dụng phương tiện, thiết bị cơ giới, thủy lực thi công dưới nước để lấy đi chất nạo vét tại các khu vực là đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
Thi công nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đờng thủy nội địa theo Nghị định 57/2024/NĐ-CP cần đảm bảo các yêu cầu gì? (hình ảnh từ internet)
Nguyên tắc khi thi công nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa thế nào?
Khi thi công nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa cần đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Nghị định 57/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Hoạt động nạo vét phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 57/2024/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm thông số kỹ thuật luồng, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, phòng chống sạt lở, bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo đảm an toàn hệ thống công trình đê điều, thủy lợi, kết cấu hạ tầng hàng hải, đường thủy nội địa và các công trình khác, tránh lãng phí, thất thoát tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
- Không thực hiện các hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa gây cản trở hoạt động tránh, trú của tàu thuyền vào mùa lũ bão, trong thời gian xảy ra thiên tai.
- Hoạt động nạo vét duy tu vùng nước trước bến cảng, cầu cảng biển; vùng nước của cảng, bến thủy nội địa; luồng chuyên dùng của các tổ chức, cá nhân chỉ thực hiện lập, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng, quy định tại Chương II Nghị định 57/2024/NĐ-CP và quy định có liên quan của pháp luật chuyên ngành về hàng hải, quy định về sửa chữa, cải tạo cảng, bến thủy nội địa.
- Hoạt động nạo vét sử dụng vốn đầu tư công phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện nạo vét, duy tu, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng luồng hàng hải, đường thủy nội địa và tự chịu trách nhiệm về kinh phí, hiệu quả đầu tư;
Tăng cường vai trò của tổ chức, doanh nghiệp trong việc chia sẻ trách nhiệm đầu tư, bảo trì kết cấu hạ tầng luồng hàng hải, đường thủy nội địa quốc gia như một phần trong dự án đầu tư khai thác cảng biển của tổ chức, doanh nghiệp.
- Khu vực, địa điểm tiếp nhận, nhận chìm chất nạo vét được tiếp nhận toàn bộ hoặc một phần chất nạo vét của các dự án, công trình trên địa bàn của tỉnh và các tỉnh lân cận.
Cần đảm bảo yêu cầu gì khi thi công nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa?
Yêu cầu cơ bản về công tác thi công nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa được quy định tại Điều 5 Nghị định 57/2024/NĐ-CP như sau:
- Trước khi tiến hành thi công nạo vét, chủ đầu tư thông báo kế hoạch triển khai thực hiện (thời gian, tiến độ thi công, quy mô công trình, chủng loại và số lượng phương tiện thi công, hình thức thực hiện, khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét trên bờ, nhận chìm ở biển) đến cơ quan quản lý chuyên ngành (Cảng vụ hàng hải khu vực, cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình và lắp đặt biển báo tại khu vực gần công trường thi công.
Biển báo công trình thể hiện các nội dung về cơ quan phê duyệt, chủ đầu tư, nhà đầu tư, đơn vị quản lý dự án, tổ chức tư vấn giám sát, đơn vị thi công, quy mô công trình, tiến độ thi công, thời gian bắt đầu thi công, thời gian hoàn thành, nguồn vốn thực hiện, hình thức thực hiện, khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét trên bờ, nhận chìm ở biển.
- Chủ đầu tư, nhà đầu tư dự án nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa chịu trách nhiệm tổ chức giám sát công tác thi công, đổ chất nạo vét trong suốt thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc hoạt động nạo vét.
- Phương tiện, thiết bị thi công, phương tiện vận chuyển chất nạo vét phải lắp đặt thiết bị giám sát nạo vét và bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật.
- Phải đáp ứng đúng các yêu cầu về thiết bị giám sát, gồm:
+ Thiết bị giám sát nạo vét lắp đặt trên phương tiện thi công: thiết bị AIS để tự động cung cấp thông tin về vị trí thi công của phương tiện thông qua trạm bờ AIS đến trung tâm dữ liệu AIS;
+ Thiết bị giám sát nạo vét lắp đặt trên phương tiện vận chuyển, đổ chất nạo vét gồm: thiết bị AIS cung cấp thông tin về hành trình di chuyển của phương tiện thông qua trạm bờ AIS đến Trung tâm dữ liệu AIS; thiết bị ghi hình cung cấp các hình ảnh khoang chứa chất nạo vét từ khi bắt đầu tiếp nhận chất nạo vét, trong suốt hành trình di chuyển đến vị trí đổ, bắt đầu đổ cho đến khi kết thúc đổ chất nạo vét tại vị trí quy định;
+ Thiết bị giám sát nạo vét phải được lắp đặt tại vị trí phù hợp, cố định trên phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển đổ chất nạo vét, thuận lợi cho việc ghi nhận lưu trữ đầy đủ dữ liệu, hình ảnh, có biện pháp chống các tác động làm sai lệch dữ liệu (như kẹp chì, niêm phong,...), bảo đảm điều kiện hoạt động liên tục và ổn định trong suốt thời gian thi công.
+ Thiết bị giám sát trên phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển do nhà thầu chịu trách nhiệm đầu tư. Trạm bờ AIS và Trung tâm dữ liệu AIS do chủ đầu tư, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đầu tư hoặc thuê dịch vụ.
Như vậy, yêu cầu áp dụng đối với chủ đầu tư và nhà đầu tư khi thực hiện thi công nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa phải đảm bảo việc thông báo kế hoạch hoạt động, lắp đặt đầy đủ các biển báo, chịu trách nhiệm giám sát thi công, đổ chất nạo vét, lắp đặt thiết bị giám sát và bảo đảm điều kiện hoạt động, đáp ứng yêu cầu thiết bị giám sát của dự án.
Nghị định 57/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 7 năm 2024.
Trần Văn An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động nạo vét có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?