Thông tư 03/2024/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao như thế nào?
- Thông tư 03/2024/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao như thế nào?
- Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính cần đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp là gì?
Thông tư 03/2024/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao như thế nào?
Ngày 17/6/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 03/2024/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao.
Căn cứ Điều 1 Thông tư 03/2024/TT-BVHTTDL quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:
- Thông tư 03/2024/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên hạng II và lên hạng I viên chức chuyên ngành thể dục thể thao.
- Thông tư 03/2024/TT-BVHTTDL áp dụng đối với viên chức chuyên ngành thể dục thể thao làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư 03/2024/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính cần đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 03/2024/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II), mã số V.10.01.02:
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II), mã số V.10.01.02
Viên chức được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II), mã số V.10.01.02 khi đáp ứng quy định tại Điều 2 Thông tư này và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Đang giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III), mã số V.10.01.03.
2. Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và yêu cầu đối với viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II), mã số V.10.01.02 quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 5 Thông tư số 07/2022/TT-BVHTTDL ngày 25 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thể dục thể thao (sau đây viết tắt là Thông tư số 07/2022/TT-BVHTTDL).
Như vậy, tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính như sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và có số lượng viên chức ứng với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật
- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp
- Đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm tương ứng với hạng chức danh nghề dự xét
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng 3), mã số V.10.01.03.
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực thể dục thể thao
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng 3) hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng 3) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III) hoặc tương đương đã trực tiếp huấn luyện, đào tạo vận động viên đạt ít nhất một trong các thành tích sau:
+ Huy chương tại Đại hội thể thao toàn quốc
+ Các giải vô địch quốc gia
+ Cup quốc gia
+ Giải vô địch trẻ từng môn châu Á, thế giới
+ Huy chương tại Đại hội thể thao Đông Nam Á, Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á, Đại hội thể thao châu Á, Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á, Đại hội Olympic trẻ, các giải vô địch từng môn khu vực Đông Nam Á, châu Á, thế giới hoặc đạt tiêu chuẩn tham dự Đại hội Olympic, Đại hội Paralympic.
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp là gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 03/2024/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp (hạng I), mã số V.10.01.01
Viên chức được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp (hạng I), mã số V.10.01.01 khi đáp ứng quy định tại Điều 2 Thông tư này và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Đang giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II), mã số V.10.01.02.
2. Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và yêu cầu đối với viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp (hạng I), mã số V.10.01.01 quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 4 Thông tư số 07/2022/TT-BVHTTDL.
Như vậy, những điều kiện này được quy định cụ thể để đảm bảo rằng người được thăng hạng là những cá nhân có đủ năng lực và trình độ để đảm nhận công việc của một huấn luyện viên cao cấp.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?