Thông tư 07/2024/TT-BYT quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập do Bộ Y tế ban hành như thế nào?

Thông tư 07/2024/TT-BYT quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập do Bộ Y tế ban hành như thế nào? Câu hỏi từ Chị T.H - TPHCM

Thông tư 07/2024/TT-BYT quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập do Bộ Y tế ban hành như thế nào?

Ngày 17/5/2024 Bộ Y tế ban hành Thông tư 07/2024/TT-BYT Tải quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập. Trong đó, về phạm vi điều chỉnh:

(1) Thông tư 07/2024/TT-BYT quy định về hoạt động đấu thầu thuốc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế và nguồn thu hợp pháp khác của cơ quan hành chính nhà nước về y tế và đơn vị sự nghiệp y tế công lập (sau đây gọi tất là cơ sở y tế công lập), bao gồm:

- Phân chia gói thầu và nhóm thuốc;

- Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc,

- Mua sắm tập trung thuốc.

(2) Thông tư 07/2024/TT-BYT áp dụng đối với việc đấu thầu thuốc hóa dược, thuốc phóng xạ, chất đánh dấu, vắc xin, sinh phẩm, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu, vị thuốc cổ truyền và các loại khí được cấp số đăng ký lưu hành là thuốc để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.

(3) Việc mua thuốc do Nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chỉ thường xuyên.

(4) Việc mua thuốc sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh tại tuyển quân y cơ quan, y tế cơ quan, y tế tại các cơ sở giam giữ thuộc lực lượng vũ trang thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

(5) Việc mua máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn thực hiện theo quy định tại Thông tư 15/2023/TT-BYT ngày 20 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giả một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.

Thông tư 07/2024/TT-BYT quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập do Bộ Y tế ban hành như thế nào?

Thông tư 07/2024/TT-BYT quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập do Bộ Y tế ban hành như thế nào? (Hình từ Internet

Thông tư 07/2024/TT-BYT quy định việc mua sắm thuốc tại Luật Đấu thầu ra sao?

Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BYT, việc mua sắm thuốc theo quy định tại khoản 5 Điều 53 của Luật Đấu thầu 2023 thực hiện như sau:

(1) Trường hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây viết tắt là đơn vị) có thỏa thuận về việc thống nhất để một đơn vị làm đầu mối thực hiện việc mua sắm thì đơn vị đó thực hiện việc tổng hợp nhu cầu của các đơn vị còn lại trong thóa thuận và thực hiện việc mua sắm theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Việc thỏa thuận phải thể hiện bằng văn bản và phải có các nội dung về trách nhiệm lập, gửi nhu cầu mua sắm và trách nhiệm thanh toán chi phí.

(2) Trường hợp các đơn vị không có thỏa thuận và không thể tự tổ chức lựa chọn nhà thầu hoặc đã tổ chức lựa chọn nhà thầu nhưng không thành công thì gửi nhu cầu mua sắm thuốc về cơ quan quản lý:

- Bộ Y tế đối với các đơn vị thuộc Bộ Y tế quản lý hoặc trong trường hợp có từ 02 tỉnh trở lên đề nghị;

- Bộ Quốc phòng đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng quản lý;

- Bộ Công an đối với các đơn vị thuộc Bộ Công an quản lý;

- Sở Y tế đối với các đơn vị trên địa bản và không thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Sau khi nhận được văn bản đề nghị của đơn vị, trong thời gian 10 ngày, cơ quan quản lý có trách nhiệm chỉ định đơn vị để thực hiện việc mua sắm. Trường hợp không chỉ định phải có văn bản trả lời đơn vị và nêu rõ lý do.

Quy định về việc phân chia gói thầu theo Thông tư 07/2024/TT-BYT ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 07/2024/TT-BYT, có 7 gói thầu về thuốc bao gồm:

(1) Gói thầu thuốc generic

(2) Gói thầu thuốc biệt dược gốc

(3) Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền

(4) Gói thầu vị thuốc cổ truyền

(5) Gói thầu vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh đầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa

(6) Gói thầu được liệu

(7) Gói thầu bán thành phẩm được liệu có đạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa

Trong đó:

- Mỗi phần trong gói thầu thuốc generic bao gồm các thông tin: tên hoạt chất; nồng độ hoặc hàm lượng; đường dùng, dạng bào chế; nhóm thuốc; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị của thuốc đó;

- Mỗi phần trong gói thầu thuốc biệt dược gốc bao gồm các thông tin: tên thuốc kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; tên hoạt chất; nồng độ hoặc hàm lượng; đường dùng, dạng bào chế; đơn vị tỉnh; số lượng; đơn giá và tổng giá trị của thuốc đó.

Trường hợp một hoạt chất có nhiều tên biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu đã được Bộ Y tế công bố tại danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu thì mục tên thuốc cần ghi đủ tên các biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu;

- Mỗi phần trong gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền, bán thành phẩm dược liệu, vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa gồm các thông tin: tên thuốc hoặc tên bán thành phẩm dược liệu hoặc vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa; đường dùng, dạng bào chế; đơn vị tính; số lượng; nhóm thuốc; đơn giả.

Việc ghi tên thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền, bán thành phẩm được liệu, vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa trong gói thầu thực hiện theo quy định của pháp luật;

- Mỗi phần trong gói thầu dược liệu, gói thầu vị thuốc cổ truyền bao gồm các thông tin: tên dược liệu hoặc vị thuốc cổ truyền; tên khoa học; tiêu chuẩn chất lượng; bộ phận dùng; dạng sơ chế hoặc phương pháp chế biến; nhóm thuốc; đơn vị tỉnh; số lượng; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đấu thầu thuốc

Phan Thị Phương Hồng

Đấu thầu thuốc
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đấu thầu thuốc có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đấu thầu thuốc
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà thầu cần phải đảm bảo những điều kiện gì để được xem xét đề nghị trúng thầu đối với đấu thầu thuốc trong năm 2022?
Pháp luật
Mẫu đề nghị điều tiết thuốc trúng thầu được phân bổ trong thỏa thuận khung theo quy định là mẫu nào?
Pháp luật
Thông tư 07/2024/TT-BYT quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập do Bộ Y tế ban hành như thế nào?
Pháp luật
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập phải được ghi như thế nào?
Pháp luật
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 4/2023? Sửa đổi quy định về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập?
Pháp luật
Ban Dược và Vật tư y tế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có được tham gia Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc không?
Pháp luật
Phương thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sau khi trúng đấu thầu thuốc thì giá thuốc có được nâng lên cao hơn giá trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phê duyệt không?
Pháp luật
Chủ thể nào có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập?
Pháp luật
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản về đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào