Thông tư 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi về tải trọng của đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ ra sao?

Thông tư 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi về tải trọng của đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ ra sao? Thắc mắc của anh Đ.D ở An Giang.

Thông tư 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi về tải trọng của đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ ra sao?

Ngày 13/12/2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Theo đó, Thông tư 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT về tải trọng của đường bộ như sau:

(1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 46/2015/TT-BGTVTThông tư 06/2023/TT-BGTVT:

- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 và bổ sung khoản 10, khoản 11, khoản 12 vào Điều 3;

- Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 4;

- Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 5;

- Sửa đổi, bổ sung Điều 6 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 06/2023/TT-BGTVT);

- Sửa đổi, bổ sung Điều 7 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 06/2023/TT-BGTVT);

- Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8;

- Sửa đổi, bổ sung Điều 9;

- Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 11;

- Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 14;

- Sửa đổi, bổ sung khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4 Điều 20;

- Sửa đổi, bổ sung khoản 1, điểm d khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 21;

- Sửa đổi, bổ sung Điều 22 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT);

(2) Sửa đổi, bổ sung, thay thế một số cụm từ, Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 46/2015/TT-BGTVT:

- Thay cụm từ “có một trong các kích thước bao ngoài” bằng cụm từ “có ít nhất một trong các kích thước bao ngoài” tại tên khoản 1 Điều 12;

- Thay cụm từ “Xe chuyên dùng và xe chở container” bằng cụm từ “Xe chở container” tại khoản 3 Điều 18;

- Thay thế Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5A, Phụ lục 5B, Phụ lục 5C, Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 46/2015/TT-BGTVT tương ứng bằng Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV, Phụ lục V, Phụ lục VI, Phụ lục VII, Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 35/2023/TT-BGTVT;

- Bổ sung Phụ lục 7 vào Thông tư 46/2015/TT-BGTVT bằng Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 35/2023/TT-BGTVT.

Thông tư 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi về tải trọng của đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ ra sao?

Thông tư 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi về tải trọng của đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ ra sao? (Hình từ internet)

Tổng trọng lượng của xe gồm những gì?

Căn cứ theo quy định mới tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định tổng trọng lượng của xe gồm có trọng lượng (khối lượng) bản thân xe cộng với trọng lượng (khối lượng) của thiết bị chuyên dùng để hỗ trợ phục vụ vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được lắp, đặt vào phương tiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất (nếu có) cộng với trọng lượng (khối lượng) của người, hành lý và hàng hóa (bao gồm cả container; các thiết bị được sử dụng để kê, chèn, chằng buộc hàng hóa) xếp trên xe (nếu có).

Hiện hành tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định tổng trọng xe gồm có trọng lượng (khối lượng) bản thân xe cộng với trọng lượng (khối lượng) của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).

Như vậy, có thể thấy theo quy định mới với thì tổng trọng lượng của xe sẽ bao gồm thêm trọng lượng (khối lượng) của thiết bị chuyên dùng 2 để hỗ trợ phục vụ vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được lắp, đặt vào phương tiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất (nếu có) các thiết bị được sử dụng để kê, chèn, chằng buộc hàng hóa) xếp trên xe (nếu có).

Khả năng chịu tải khai thác của cầu được xác định như thế nào?

Căn cứ theo quy định mới tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, quy định khả năng chịu tải khai thác của cầu được xác định theo hồ sơ thiết kế cầu và tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng một trong các biển báo hiệu theo quy định về báo hiệu đường bộ như sau:

- Biển báo hiệu “Hạn chế trọng tải toàn bộ xe;

- Biển báo hiệu “Loại xe hạn chế qua cầu;

- Biển báo hiệu “Tải trọng trục hạn chế qua cầu;

Căn cứ theo quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định khả năng chịu tải khai thác của cầu được xác định theo hồ sơ thiết kế cầu và tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế tổng trọng lượng xe qua cầu theo quy định về báo hiệu đường bộ.

Như vậy, có thể thấy theo quy định mới thì thì khả năng chịu tải của cầu được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện cụ thể bằng một trong các biển báo hiệu quy định về báo hiệu đường bộ như sau:

- Biển báo hiệu “Hạn chế trọng tải toàn bộ xe;

- Biển báo hiệu “Loại xe hạn chế qua cầu;

- Biển báo hiệu “Tải trọng trục hạn chế qua cầu;

Thông tư 35/2023/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2024.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tải trọng của đường bộ

Nguyễn Văn Phước Độ

Tải trọng của đường bộ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tải trọng của đường bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào