Thông tư 43/2023/TT-BGTVT quy định mới về cải tạo xe cơ giới như thế nào? Các quy định khi cải tạo xe cơ giới?
Các quy định khi cải tạo xe cơ giới mới nhất như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2023/TT-BGTVT và khoản 1 Điều 2 Thông tư 42/2018/TT-BGTVT) có nêu rõ các quy định mới khi cải tạo xe cơ giới như sau:
Các hạng mục cải tạo xe cơ giới phải phù hợp với các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Việc cải tạo xe cơ giới phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Không cải tạo thay đổi mục đích sử dụng (công dụng) đối với xe cơ giới đã có thời gian sử dụng trên 15 năm, kể từ năm sản xuất của xe cơ giới đến thời điểm thẩm định thiết kế.
- Không cải tạo xe cơ giới chuyên dùng nhập khẩu thành xe cơ giới loại khác trong thời gian 05 năm, xe đông lạnh nhập khẩu thành xe loại khác trong thời gian 03 năm, kể từ ngày được cấp biển số đăng ký lần đầu.
- Không cải tạo thùng xe của xe tải chưa qua sử dụng được nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp trong thời gian 06 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định lần đầu đến ngày nộp hồ sơ thiết kế (trừ trường hợp cải tạo thành xe tập lái, xe sát hạch lái xe; cải tạo lắp đặt thêm mui phủ của xe tải thùng hở).
- Không cải tạo xe cơ giới loại khác thành xe chở người và ngược lại, trừ trường hợp xe chở người từ 16 chỗ (kể cả chỗ người lái) trở xuống thành xe chuyên dùng hoặc thành xe ô tô tải VAN
- Không cải tạo các hệ thống phanh, hệ thống treo và hệ thống lái của xe cơ giới, trừ các trường hợp sau:
+ Cải tạo lắp đặt hoặc tháo bỏ bàn đạp phanh phụ trên xe tập lái, xe sát hạch lái xe;
+ Cải tạo để cung cấp năng lượng và điều khiển hệ thống phanh của rơ moóc, sơ mi rơ moóc;
+ Cải tạo đối với xe cơ giới tay lái nghịch;
+ Cải tạo các cơ cấu điều khiển và ghế ngồi phù hợp với chức năng vận động của người khuyết tật điều khiển xe;
+ Cải tạo theo đề nghị của nhà sản xuất xe (có văn bản xác nhận của nhà sản xuất xe hoặc đại diện được ủy quyền hợp pháp của nhà sản xuất xe nêu rõ nội dung đề nghị cải tạo kèm theo tài liệu hướng dẫn và danh sách các linh kiện, cụm linh kiện được sử dụng để thay thế) đối với một số trường hợp sau:
Đối với hệ thống phanh: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống phanh nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn hoặc để nâng cao hiệu quả phanh;
Đối với hệ thống lái: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống lái nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn hoặc để nâng cao tính tiện nghi và an toàn;
Đối với hệ thống treo: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống treo bằng cách lắp đặt các linh kiện, cụm linh kiện có khả năng chịu tải tương đương (không nhằm mục đích tăng khối lượng hàng chuyên chở) nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn.
- Không cải tạo lắp đặt giường nằm loại hai tầng lên xe chở người, trừ trường hợp ô tô trước cải tạo là ô tô khách có giường nằm hai tầng
- Không cải tạo tăng kích thước khoang chở hành lý của xe chở người.
- Không cải tạo xe ô tô đầu kéo thành xe cơ giới loại khác (trừ xe chuyên dùng).
- Không cải tạo thay đổi kích cỡ lốp, số trục và vết bánh xe của xe cơ giới.
- Không cải tạo thay đổi khoảng cách giữa các trục của xe cơ giới, trừ các trường hợp: cải tạo thành xe chuyên dùng, xe đầu kéo; cải tạo thu ngắn chiều dài cơ sở khi cải tạo trở lại thành xe cơ giới trước cải tạo lần đầu và cải tạo để giảm chiều dài toàn bộ, kích thước thùng xe của xe tự đổ, xe xi téc, xe tải phù hợp quy định tại Thông tư 42/2014/TT-BGTVT
- Không cải tạo tăng chiều dài toàn bộ của xe cơ giới, trừ các trường hợp cải tạo thành xe chuyên dùng và cải tạo thay đổi tấm ốp mặt trước, sau của xe chở người.
- Không cải tạo tăng chiều dài toàn bộ của xe cơ giới, trừ các trường hợp cải tạo thành xe chuyên dùng và cải tạo thay đổi tấm ốp mặt trước, sau của xe chở người.
- Khối lượng toàn bộ, khối lượng toàn bộ phân bố lên từng trục cho phép tham gia giao thông của xe cơ giới sau cải tạo phải bảo đảm không vượt quá giá trị khối lượng toàn bộ, khối lượng toàn bộ phân bố lên từng trục theo thiết kế của nhà sản xuất và quy định về giới hạn tải trọng trục xe và giới hạn tổng trọng lượng của xe.
- Xe cơ giới sau cải tạo là xe tự đổ, xe xi téc, xe tải phải có thông số kỹ thuật phù hợp quy định tại Thông tư 42/2014/TT-BGTVT.
- Không sử dụng lại động cơ của xe cơ giới đã có thời gian sử dụng quá 15 năm tính từ năm sản xuất để thay thế hoặc cải tạo. Động cơ thay thế có công suất lớn nhất theo công bố của nhà sản xuất nằm trong khoảng từ 90% đến 120% so với công suất lớn nhất của động cơ được thay thế.
- Cần cẩu, xi téc chở hàng nguy hiểm, xi téc chở khí nén, khí hóa lỏng khi lắp lên xe cơ giới cải tạo phải được kiểm tra, chứng nhận về tính năng, chất lượng, an toàn kỹ thuật bởi các tổ chức đã được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP
- Xe cơ giới chỉ được cải tạo thay thế một trong hai tổng thành chính là động cơ hoặc khung trong suốt quá trình sử dụng.
Thông tư 43/2023/TT-BGTVT quy định mới về cải tạo xe cơ giới như thế nào? Các quy định khi cải tạo xe cơ giới? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của chủ phương tiện khi cải tạo xe cơ giới là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14a được bổ sung sau Điều 14 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT (được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 43/2023/TT-BGTVT) quy định trách nhiệm của chủ phương tiện khi cải tạo xe cơ giới như sau:
Trách nhiệm của chủ phương tiện
1. Sử dụng các tài liệu quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 14b để thực hiện việc thi công và nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo quy định tại Thông tư này.
2. Tham gia với đơn vị đăng kiểm trong quá trình nghiệm thu bao gồm cả việc chuẩn bị phương tiện và người điều khiển phương tiện.
3. Sử dụng phương tiện theo đúng mục đích cải tạo xe cơ giới.
Theo đó, trách nhiệm của chủ phương tiện khi cải tạo xe cơ giới theo quy định trên.
Thông tư 43/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 43/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2024.
2. Quy định chuyển tiếp
a) Các Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo và hồ sơ thiết kế đã cấp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực sẽ tiếp tục được sử dụng để thi công, nghiệm thu;
b) Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Theo đó, Thông tư 43/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xe cơ giới có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về 05 biểu mẫu về điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ mới nhất theo Nghị định 135?
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?