Thủ tục đề nghị, kiến nghị Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm thực hiện như thế nào?
Các trường hợp nào được bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn?
Tại Điều 13 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây:
+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị;
+ Có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
+ Có kiến nghị của ít nhất là 20% tổng số đại biểu Quốc hội;
+ Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”.
Như vậy, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp nêu trên.
Thủ tục đề nghị, kiến nghị Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm thực hiện như thế nào? (Hình internet)
Đề nghị, kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định việc đề nghị, kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 13 Nghị quyết 96/2023/QH15 được thực hiện như sau:
- Căn cứ vào kết quả hoạt động giám sát, chất vấn hoặc trong các trường hợp cần thiết khác
+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc khi có kiến nghị bằng văn bản của ít nhất là 20% tổng số thành viên Hội đồng Dân tộc
+ Thành viên Ủy ban của Quốc hội về việc xem xét bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Dân tộc, Ủy ban quyết định.
Trong trường hợp có ít nhất là hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng Dân tộc, thành viên Ủy ban bỏ phiếu tán thành kiến nghị đó thì Hội đồng Dân tộc, Ủy ban kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm;
- Đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bằng cách gửi văn bản đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
+ Khi nhận được kiến nghị của ít nhất là 20% tổng số đại biểu Quốc hội đối với một người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
+ Việc tổng hợp số lượng kiến nghị của đại biểu Quốc hội về việc bỏ phiếu tín nhiệm được tính trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp thường lệ này đến ngày khai mạc kỳ họp thường lệ tiếp theo của Quốc hội.
Thủ tục kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định việc kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị quyết 96/2023/QH15 được thực hiện như sau:
- Đại biểu Hội đồng nhân dân kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu bằng cách gửi văn bản đến Thường trực Hội đồng nhân dân.
+ Khi nhận được kiến nghị của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đối với một người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu thì Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm.
+ Việc tổng hợp số lượng kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân về việc bỏ phiếu tín nhiệm được tính trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp thường lệ này đến ngày khai mạc kỳ họp thường lệ tiếp theo của Hội đồng nhân dân;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương thông qua việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân hoặc thông qua hoạt động giám sát nhận thấy người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì
+ Có thể kiến nghị Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm.
+ Việc kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương về việc bỏ phiếu tín nhiệm thực hiện theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Lưu ý: Văn bản đề nghị, kiến nghị Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm phải ghi rõ họ tên, chức vụ của người cần được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm và lý do của việc đề nghị, kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm.
Châu Thị Nhựt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bỏ phiếu tín nhiệm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?