Thủ tục xin cấp phép bay flycam năm 2024 như thế nào? Hồ sơ xin cấp phép bay flycam gồm những giấy tờ gì?
Thủ tục xin cấp phép bay flycam năm 2024 như thế nào?
Flycam là máy bay điều khiển từ xa. Flycam là một thiết bị bay có gắn camera và được điều khiển từ xa để chụp ảnh, quay video.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Tàu bay không người lái là thiết bị bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của chuyến bay không cần có sự tham gia điều khiển trực tiếp của phi công, tổ lái trên thiết bị bay đó.
Theo đó, Flycam có thể được xem như là tàu bay không người lái.
(1) Nơi xin cấp phép bay Flycam:
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 36/2008/NĐ-CP nêu rõ tổ chức, cá nhân muốn bay flycam thì xin phép tại Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu.
Địa chỉ hộp thư liên lạc: số 1 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
- Số điện thoại liên hệ: 069 533200; 069 533105;
- Số fax: 04 7337994.
(2) Thủ tục xin cấp phép bay flycam:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 36/2008/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 79/2011/NĐ-CP quy định thời gian nộp hồ sơ như sau:
- Chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, các tổ chức cá nhân nộp hồ sơ cấp phép bay đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu.
Và căn cứ theo khoản 1, khoản 3 Điều 15 Nghị định 36/2008/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 79/2011/NĐ-CP quy định về việc giải quyết hồ sơ như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu cấp phép tổ chức thực hiện các chuyến bay.
- Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu từ chối cấp phép bay trong các trường hợp để bảo đảm an ninh, quốc phòng, an toàn hàng không và khi chưa được cung cấp đủ thông tin được quy định trong nội dung đơn đề nghị cấp phép bay. Việc từ chối cấp phép bay được trả lời bằng văn bản.
(3) Nội dung của giấy phép bay fly cam:
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 36/2008/NĐ-CP quy định nội dung của giấy phép bay bao gồm:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân được cấp phép bay.
- Đặc điểm nhận dạng kiểu loại tàu bay, phương tiện bay (bao gồm cả phụ lục có ảnh chụp, thuyết minh tính năng kỹ thuật của tàu bay hoặc phương tiện bay).
- Khu vực được tổ chức hoạt động bay, hướng bay, vệt bay.
- Mục đích, thời hạn, thời gian được tổ chức bay.
- Quy định về thông báo hiệp đồng bay; chỉ định cơ quan quản lý, giám sát hoặc điều hành bay.
- Các giới hạn, quy định an ninh, quốc phòng khác.
Thủ tục xin cấp phép bay flycam năm 2024 như thế nào? Hồ sơ xin cấp phép bay flycam gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin cấp phép bay flycam gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 36/2008/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 79/2011/NĐ-CP tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoạt động bay flycam phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép bay flycam.
Hồ sơ đề nghị cấp phép bay flycam bao gồm các giấy tờ sau:
Thứ nhất: Đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 36/2008/NĐ-CP) Tại đây
Thứ hai: Giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép tàu bay, phương tiện bay thực hiện cất cánh, hạ cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước;
Thứ ba: Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay.
Thực hiện bay flycam khi chưa xin phép bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 36/2008/NĐ-CP quy định trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Nghị định 36/2008/NĐ-CP, tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, thu hồi giấy phép hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Và căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt hành vi bay flycam khi chưa xin phép như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
...
Theo quy định trên, hành vi bay flycam khi chưa xin phép cá nhân bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tổ chức bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Những khu vực nào hạn chế bay flycam tại Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 18/2020/QĐ-TTg, những khu vực hạn chế bay flycam bao gồm:
(1) Khu vực vùng trời có độ cao lớn hơn 120 m so với địa hình (không bao gồm vùng trời các khu vực cấm bay quy định tại Điều 3 Quyết định này).
(2) Khu vực tập trung đông người.
(3) Khu vực biên giới.
- Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc là 25000 m tính từ đường biên giới trở vào nội địa Việt Nam ở mọi độ cao;
- Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Lào, Việt Nam với Campuchia là 10000 m tính từ đường biên giới trở vào nội địa Việt Nam ở mọi độ cao.
(4) Khu vực tiếp giáp với khu vực cấm bay tại cảng hàng không, sân bay có hoạt động của tàu bay hàng không dân dụng, tàu bay quân sự mở rộng ra phía ngoài 3000 m theo chiều rộng, 5000 m theo chiều dài, tính từ ranh giới khu vực cấm bay tại cảng hàng không, sân bay; độ cao nhỏ hơn 120 m so với địa hình (chi tiết tại hình vẽ tại Phụ lục kèm theo Quyết định 18/2020/QĐ-TTg).
(5) Việc tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trong khu vực hạn chế bay phải đáp ứng các yêu cầu của cơ quan cấp phép bay.
Nguyễn Trí Tín
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tàu bay không người lái có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?