Thực hiện sửa chữa sai sót khi ghi Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch như thế nào? Cơ quan nào có trách nhiệm lưu trữ Sổ hộ tịch?
Thực hiện sửa chữa sai sót khi ghi Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch như thế nào thì đúng luật?
Căn cứ tại Điều 35 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định sửa chữa sai sót khi ghi Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch như sau:
- Trong quá trình đăng ký hộ tịch mà có sai sót trong việc ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch phải gạch bỏ phần sai sót, ghi sang bên cạnh hoặc lên phía trên, không được chữa đè lên chữ cũ, không được tẩy xóa và viết đè lên chỗ đã tẩy xoá.
+ Trường hợp có sai sót bỏ trống trang sổ thì công chức làm công tác hộ tịch phải gạch chéo vào trang bỏ trống.
+ Cột ghi chú của Sổ hộ tịch phải ghi rõ nội dung sửa chữa sai sót; ngày, tháng, năm sửa; công chức làm công tác hộ tịch ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
+ Công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch biết về việc sửa chữa sai sót. Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, đóng dấu xác nhận vào nội dung sửa chữa sai sót.
+ Công chức làm công tác hộ tịch không được tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung đã ghi trong Sổ hộ tịch.
- Trong quá trình đăng ký hộ tịch, nếu có sai sót trên giấy tờ hộ tịch thì công chức làm công tác hộ tịch phải hủy bỏ giấy tờ đó và ghi giấy tờ mới, không cấp cho người dân giấy tờ hộ tịch đã bị sửa chữa.
- Khi quá trình đăng ký hộ tịch đã kết thúc theo quy định pháp luật mà sau đó mới phát hiện có sai sót thì thực hiện cải chính hộ tịch theo quy định.
Thực hiện sửa chữa sai sót khi ghi Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch như thế nào? Cơ quan nào có trách nhiệm lưu trữ Sổ hộ tịch? (Hình từ Internet)
Mở, khóa Sổ hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 36 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định việc mở, khóa Sổ hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch được thực hiện như sau:
- Số quyển của Sổ hộ tịch được đánh số và ghi theo thứ tự sử dụng của từng loại sổ trong năm, bắt đầu từ số 01.
Ví dụ: - Sổ đăng ký giám hộ, số: 01-TP/HT-2020-GH
+ Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, số: 01-TP/HT-2020-CMC. Ngày mở sổ là ngày đăng ký sự kiện hộ tịch đầu tiên của sổ.
+ Ngày khoá sổ trong trường hợp hết sổ mà chưa hết năm là ngày đăng ký sự kiện hộ tịch cuối cùng của sổ; trường hợp hết năm mà chưa dùng hết sổ thì khóa sổ vào ngày 31 tháng 12 của năm đó.
-. Công chức làm công tác hộ tịch phải thống kê rõ tổng số sự kiện hộ tịch đã đăng ký trong sổ, số trường hợp ghi sai sót phải sửa chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Thông tư 04/2020/TT-BTP, số trang bị bỏ trống (nếu có).
- Sau khi thống kê theo quy định tại khoản 2 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch phải ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký xác nhận, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ và đóng dấu.
Thực hiện cấp bản sao trích lục hộ tịch như thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định thực hiện cấp bản sao trích lục hộ tịch như sau:
- Cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch đang lưu giữ Sổ hộ tịch hoặc quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch. Nội dung bản sao trích lục hộ tịch được ghi đúng theo thông tin trong Sổ hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Những thông tin Sổ hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử không có để ghi vào mẫu bản sao trích lục hộ tịch hiện hành thì để trống.
- Trường hợp Sổ hộ tịch trước đây ghi tuổi thì cơ quan đăng ký hộ tịch xác định năm sinh tương ứng ghi vào mục Ghi chú của Sổ hộ tịch, sau đó cấp bản sao trích lục hộ tịch.
- Trường hợp thông tin của cá nhân đã được thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc, ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thông tin trong bản sao Giấy khai sinh, bản sao trích lục hộ tịch là thông tin đã được cập nhật theo nội dung ghi trong mục Ghi chú của Sổ hộ tịch.
- Trường hợp yêu cầu cấp bản sao Trích lục kết hôn mà trong Sổ đăng ký kết hôn đã ghi chú việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật, ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì mục Ghi chú trong Trích lục kết hôn bản sao ghi rõ: Đã ly hôn theo Bản án/Quyết định số… ngày…tháng…năm … của Tòa án ….
Cơ quan nào có trách nhiệm lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 37 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định như sau:
Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch
1. Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch được giữ gìn, bảo quản, lưu trữ vĩnh viễn để sử dụng, phục vụ nhu cầu của nhân dân và hoạt động quản lý nhà nước.
2. Cục Lãnh sự, Cơ quan đại diện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tư pháp có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản, khai thác sử dụng Sổ hộ tịch theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp phòng chống bão lụt, cháy, ẩm ướt, mối mọt để bảo đảm an toàn.
Thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm trong việc làm mất, hư hỏng hoặc khai thác, sử dụng Sổ hộ tịch trái quy định pháp luật.
Như vậy theo quy định trên Cục Lãnh sự, Cơ quan đại diện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tư pháp có trách nhiệm lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sổ hộ tịch có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?