Tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên cao cấp từ ngày 10/06/2024 theo Thông tư mới nhất? Thủ tục bổ nhiệm điều tra viên được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên cao cấp từ ngày 10/06/2024 theo Thông tư mới nhất?
Ngày 24 tháng 4 năm 2024, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Tại Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên
1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 47 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự.
2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên trung cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 48 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 49 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự.
Theo quy định trên, tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 49 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015.
Theo quy định tại Điều 49 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015 và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp, cụ thể:
- Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015 và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp:
- Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm.
- Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp.
- Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm.
- Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp.
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp.
Lưu ý: Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015, các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 49 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 14 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên cao cấp từ ngày 10/06/2024 theo Thông tư mới nhất (Hình từ Internet)
Thủ tục bổ nhiệm điều tra viên được quy định như thế nào?
Tại Điều 15 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC tải về quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm điều tra viên như sau:
(1) Quy trình bổ nhiệm Điều tra viên qua thi tuyển:
Bước 1: Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ nhu cầu, chỉ tiêu, số lượng chức danh được giao cho chủ trương thi tuyển và bổ nhiệm.
Bước 2: Vụ Tổ chức cán bộ tập hợp hồ sơ dự thi; các tài liệu có liên quan (nếu có) tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi.
Bước 3: Sau khi thực hiện đầy đủ quy trình về việc thi tuyển Điều tra viên theo quy định, Hội đồng thi tuyển Điều tra viên tổ chức kỳ thi thông báo danh sách những người trúng tuyển và đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người đã trúng tuyển vào chức danh Điều tra viên các ngạch theo quy định.
(2) Quy trình bổ nhiệm Điều tra viên trong trường hợp đặc biệt:
Việc bổ nhiệm Điều tra viên trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 50 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015 được thực hiện như sau:
- Đối với việc bổ nhiệm Điều tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Tập thể lãnh đạo và Ban thường vụ Đảng ủy Cơ quan điều tra xem xét, thảo luận có ý kiến về việc bổ nhiệm Điều tra viên không qua thi tuyển bằng phiếu kín. Nhân sự được trên 50% số phiếu đồng ý thì Lãnh đạo, Ban thường vụ Đảng ủy Cơ quan điều tra có tờ trình gửi Vụ Tổ chức cán bộ để thẩm định trình Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
- Đối với việc bổ nhiệm Điều tra viên ở Viện kiểm sát quân sự trung ương: Tập thể lãnh đạo và Ban thường vụ Đảng ủy Cơ quan Viện kiểm sát quân sự trung ương xem xét, thảo luận có ý kiến về việc bổ nhiệm Điều tra viên không qua thi tuyển bằng phiếu kín. Nhân sự được trên 50% số phiếu đồng ý thì Lãnh đạo, Ban thường vụ Đảng ủy Cơ quan Viện kiểm sát quân sự trung ương có tờ trình gửi Vụ Tổ chức cán bộ để thẩm định trình Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên được quy định như thế nào?
Tại Điều 53 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên như sau:
- Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
- Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự.
- Điều tra viên có trách nhiệm sau đây:
+ Áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan để Điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ;
+ Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;
+ Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
+ Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
- Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.
Lưu ý: Thông tư 01/2024/TT-VKSTC có hiệu lực từ ngày 10/06/2024.
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điều tra viên cao cấp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?